Mẹ để con 9 tháng khát sữa, tung tăng đi chơi 3 ngày: 600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế quá nhiều sao?

Mẹ để con 9 tháng khát sữa, tung tăng đi chơi 3 ngày: 600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế quá nhiều sao?

2017-06-08 16:38
- Hơn 300 ngày mang bầu, thêm 300 ngày cho đứa trẻ được đến 9 tháng tuổi. Gần 2 năm hy sinh của 1 người phụ nữ, vậy mà, cô ấy chỉ xin có 3 ngày tự do cũng trở thành cái tội.

Cách đây vài giờ, trên một hội nhóm dành cho các bà mẹ trẻ, một phụ nữ tên N.B.H đã đăng tải một bài note dài trần tình về những nỗi khổ của phụ nữ Việt thời nay.

Cụ thể, N.B.H viết:

“Ngày hôm nay lên facebook, tràn lan khắp nơi câu chuyện người phụ nữ trẻ để đứa con 9 tháng tuổi ở nhà cho chồng để đi du lịch 3 ngày. Sau khi trở về thì bị gia đình chồng và chồng xua đuổi...

Thật sự... có rất nhiều điều đáng suy nghĩ...

Đứa trẻ - kết tinh của bố và mẹ, nó chẳng được mang họ của mẹ, thậm chí có đứa còn chẳng giống mẹ chút nào. Nhưng trách nhiệm, lại chỉ dành cho người mẹ.

Có lẽ khi sinh ra đàn bà, ông trời đã không xem xét kĩ lưỡng hoặc giả ngài cũng là đàn ông nên chẳng hề dành cho người phụ nữ chút ưu ái nào trên đời. Họ sinh ra đã mang trên mình đủ thứ gánh nặng. Mà sinh ra làm đàn bà ở đất nước nhiều định kiến như Việt Nam, đàn bà dường như còn khổ hơn gấp trăm, ngàn lần.

Đàn bà xấu quá cũng không được, xinh quá thì bảo là “hồng nhan bạc phận”.

Mẹ để con 9 tháng khát sữa, tung tăng đi chơi 3 ngày: 600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế quá nhiều sao?

N.B.H đã đăng tải một bài note dài trần tình về những nỗi khổ của phụ nữ Việt thời nay sau bài viết của 1 phụ nữ từng dậy sóng mạng.

Đàn bà không lấy chồng thì bị bảo là ế, là gia đình vô phúc. Lấy chồng không hạnh phúc là do không biết cách sống, không chăm sóc được nhà chồng.

Đàn bà không sinh con gọi là “đàn bà độc”, bị người nói ra, nói vào. Nhưng sinh con rồi, tự khắc người phụ nữ phải gắn thêm với trách nhiệm làm mẹ. Mệt mỏi thì người ta nói “đó là hạnh phúc”. Chẳng may, có chút sơ suất nghĩ cho bản thân mình 1 chút, họ gọi là “vô trách nhiệm”.

Tôi đang nói đến câu chuyện của một bà mẹ trẻ với ước mơ được thoát khỏi cái nỗi lo bỉm sữa của mình trong 3 ngày để rồi nhận lấy cái kết là sự lạnh lùng của người chồng nói cô ta là vô trách nhiệm, là người mẹ không xứng đáng. Người đàn ông cô đã yêu và sinh con cho anh ta, người mẹ chồng cô đã gọi là “mẹ” đã đuổi người phụ nữ khỏi nhà. Tôi thật sự không hiểu, họ đã bao giờ coi cô ấy là vợ, là con trong nhà?

Nhưng xã hội mà, có người này người khác, cứ xem như “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Tuy nhiên, cái đáng sợ hơn lại là những bình phẩm của người ta ở dưới.

Thay vì bảo vệ người phụ nữ giống mình, họ lại hùa vào trách cứ cô gái trẻ. Họ nói đứa trẻ khát sữa thật đáng thương. Họ nói người mẹ như cô ấy thật đáng sợ. Ơ kìa, chúng ta lấy quyền gì để lên án cô gái đó?

Đứa trẻ tội nghiệp, vậy bà mẹ không đáng thương sao? Đứa trẻ cần hơi ấm của mẹ còn người mẹ không cần được hít thở bầu không khí của tự do trong 3 ngày sao?

Tôi chợt rùng mình trước cái lạnh lùng của xã hội này. Hơn 300 ngày mang bầu, thêm 300 ngày cho đứa trẻ được đến 9 tháng tuổi. Gần 2 năm hy sinh của 1 người phụ nữ, vậy mà, cô ấy chỉ xin có 3 ngày tự do cũng trở thành cái tội.

Mẹ để con 9 tháng khát sữa, tung tăng đi chơi 3 ngày: 600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế quá nhiều sao?

Cô cảm thông và bênh vực bà mẹ trẻ trên 

Thương thay cho phận đàn bà, thương thay cho cái mác mẹ bỉm sữa chẳng thấy hạnh phúc ở đâu, chỉ toàn những giọt nước mắt đắng cay.

Ai cũng biết, sinh con là niềm vui. Tôi biết chứ nhưng làm mẹ không có nghĩa biến thành cái máy robot không biết vui biết buồn, biết đắng cay, biết mệt mỏi. Mẹ cũng có những giấc mơ riêng, cũng có những giây phút chán nản, cũng muốn được thả mình xuống dưới làn nước biển mát lạnh, được có 1 buổi tối bên đồng nghiệp chẳng phải vội vàng quay về với con.

600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế là quá nhiều sao? Cứ phải nhung nhớ con đến quằn quại, phải dành cả tuổi thanh xuân không ngừng nghỉ mới là người mẹ thật sự?

Ai cũng có quyền được hạnh phúc cơ mà. Vì sao, một người mẹ có con 9 tháng tuổi lại không có cái quyền đó? Ai cũng xì xào về người mẹ ích kỉ mà chẳng ai nghĩ đến 600 ngày qua, một cô gái trẻ trung đang tung tăng với thế giới hạnh phúc, bỗng dưng nhốt mình với 4 bức tường và 1 đứa trẻ nhỏ, cô ấy có hạnh phúc nổi không?

Câu chuyện đó không chỉ xảy ra ở một người, trong một gia đình mà nó là cả một hệ tư tưởng và tôi đảm bảo, tất cả các bà mẹ bỉm sữa khi sinh con, đều sẽ phải trải qua những ngày tháng nhiều nước mắt như thế.

Tôi đã nghe nhiều câu chuyện, khi vợ sinh con, các ông chồng phải đi công tác, phải đi làm việc xa, mọi người trong nhà đều động viên, nói họ “yên tâm đi, ở nhà đã có mẹ nó lo rồi”. Có lẽ, những người phụ nữ đứng trước trách nhiệm “nghiễm nhiên là của mình” đó chỉ biết mỉm cười. Trong lòng họ có cay đắng hay không, chỉ mình họ hiểu.

Đứa trẻ - kết tinh của bố và mẹ, nó chẳng được mang họ của mẹ, thậm chí có đứa còn chẳng giống mẹ chút nào. Nhưng trách nhiệm, lại chỉ dành cho người mẹ.

Sao chẳng bao giờ tôi thấy có ai nói với một bà mẹ bỉm sữa, thúc giục họ mau đi chơi đi, yên tâm hưởng thụ một vài ngày tươi đẹp đi, rằng “ở nhà đã có bố nó lo cho rồi”.

Cuộc sống mỗi người có sự cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Có những người chỉ cần hít cái hơi của con là đủ sống. Họ có thể đóng cửa trong nhà với những đứa trẻ suốt tháng, suốt năm cũng không hề thấy chán. Nhưng đừng đem đó là thước đo ép buộc mọi người phụ nữ khác phải sống giống như mình. Họ có thể như bất cứ cô gái chưa chồng nào đều khao khát một bầu trời tự do khác, không phải chỉ ôm lấy con là đủ.

Mẹ để con 9 tháng khát sữa, tung tăng đi chơi 3 ngày: 600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế quá nhiều sao?

Còn những bà mẹ bỉm sữa, đừng để những định kiến xã hội biến bạn trở thành một bà mẹ đau khổ. Tôi còn nhớ câu nói đã từ lâu rồi, một đứa trẻ hạnh phúc là khi nó được lớn lên bên cạnh một người mẹ vui vẻ. Hãy cứ sống cho mình nhiều hơn một chút, cứ ích kỉ nhiều hơn một chút. Những người không muốn thấy bạn hạnh phúc, cứ vứt bỏ họ sang một bên mà sống đi nhé!

Cũng dễ hiểu, phụ nữ ngày nay lựa chọn cho mình cuộc sống độc thân hay làm mẹ đơn thân. Không phải họ không cần 1 người đàn ông bên cạnh, mà bởi vì họ thật sự thấy mình được sống 1 cách đúng nghĩa.

Người ta nói: "Sai thì làm lại"; "Cầm lên được, thì buông xuống được"... Thế nhưng, thanh xuân người con gái qua đi quá nhanh, liệu có cơ hội làm lại bao lần?

Thế nên, lựa chọn đi bên ai hãy suy xét thận trọng. Người đàn ông nào xứng đáng là chồng, là cha của con mình. Phụ nữ là phần thưởng cho người đàn ông xứng đáng. Hãy khiến mình trở thành 1 phần thưởng ĐẶC BIỆT phụ nữ nhé!

Cũng muốn nhập giá tòng phu lắm chứ”.

Ngay sau khi chia sẻ note trên đã ngay lập tức một lần nữa làm dậy sóng mạng xã hội. Tuy nhiên, thay vì ủng hộ, chủ topic lại nhận được những lời phản đối và ném đá dữ dội từ cư dân mạng, nhất là các phụ nữ. Ai cũng cho chủ topic thiếu gạch xây nhà nên mới nói những lời lẽ trên.

A.T chia sẻ: “Mẹ này lại định tạo sóng giống cái mẹ bỏ con 3 ngày đi du lịch đây mà. Có con chưa mà mạnh mồm thế? Phụ nữ còn không bênh nổi thì nhắc gì đến người khác, bênh được cũng chịu”.

N.T.N cũng cho rằng: “Không đọc hết bài nhưng nghe ấn tượng mấy câu cuối của chủ top. Không phải nó hay mà thấy nó buồn cười.

Tóm lại 1 câu chả ai chọn được chồng. Lúc cưới ai chẳng tâm đắc, mình chọn được 1 nửa xịn, vừa zin với mình rồi. Cưới ngay thôi không người khác nó cướp mất. Rồi lấy về mới vỡ lẽ. Thằng nào tệ vừa thì 20-30 năm sau mới cho mình thấy, chọn nhầm chồng. Thằng nào tệ quá thì ngay sau cưới. Không thì đôi ba năm”.

Mẹ để con 9 tháng khát sữa, tung tăng đi chơi 3 ngày: 600 ngày mẹ hy sinh vì con, 3 ngày mẹ dành cho mẹ, như thế quá nhiều sao?

Những comment không đồng tình của dân mạng

C.L dù là phụ nữ cũng không đồng tình: “Con vẫn còn khát sữa mà bỏ đi chơi, đã thế lại còn thà bỏ chồng chứ không thể không đi chơi đại loại vậy. Đi chơi lại còn không gọi điện về hỏi thăm con, tôi chả hiểu đang nghĩ gì nữa, cũng không hiểu bạn bênh gì.

Ok muốn đi chơi có thể nói chuyện với chồng, cả gia đình đi chơi không thích à. Hay là để năm sau khi con cai sữa đi cũng không chết. Năm ngoái công ty tổ chức đi Hạ Long lúc đó tôi chưa đủ thời gian làm trong công ty nên không được đi. Mà có đủ thời gian cũng không đi. Đi làm thôi cũng đã thèm nhớ con rồi”.

Nhiều cư dân mạng khác dù có cái nhìn công tâm cũng không chấp nhận được quan điểm trên: “Đứng trên phương diện là 1 người phụ nữ thì cô ấy có quyền được hưởng thụ... Nhưng đứng trên phương diện 1 người mẹ thì loại mẹ này thật vô phúc, có thứ mẹ nào lại nỡ bỏ con khát sữa ở nhà với bố nó? Bố nó có bầu sữa cho nó bú à? Đừng có cái kiểu đứng lên đòi quyền cho phụ nữ theo kiểu này! Đòi quyền cho những ai đáng được hưởng thôi! Chứ cái loại mẹ này thì vứt nhé. Con còn đỏ hỏn lại bỏ đi đú đởn cho sướng bản thân!”, N.K.H khẳng định.

Nhiều phụ nữ khác cho rằng, nếu quá áp lực sinh con không được đi đâu thì đừng lấy chồng và sinh con: “Thấy mệt mỏi vì thời gian dài ở nhà cùng 4 bức tường, quanh quẩn với ba lô bỉm sữa. Muốn hít không khí tự do thì tốt nhất khuyên ĐỪNG LẤY CHỒNG VÀ SINH CON. Sao không ở vậy mà hưởng thụ cho sướng. Đẻ làm gì để giờ ngồi than thở, mọi người nói chả oan.

mẹ bỏ con đi du lịch cơ quan

Hiện cư dân mạng vẫn một lần nữa phản đối gay gắt người mẹ ham chơi. Ảnh minh họa.

Bỏ con đi 3 ngày không gọi điện hỏi thăm đó là sự vô tâm của người mẹ ham vui. Không hiểu sao lại có người có thể bảo vệ hành động đó. Kể lể 300 ngày mang bầu, thấy vất vả thì đừng chửa mà đã chửa đã đẻ ra thì làm sao cho đáng là người mẹ”.

Hiện cư dân mạng vẫn một lần nữa phản đối gay gắt người mẹ ham chơi. Vì thú vui bản thân mà để con cho người thân. Họ không dám hình dung, một người mẹ như vậy sẽ được gọi là mẹ gì. Và mọi lời bao biện, bênh vực của bất kỳ ai với hoàn cảnh này cũng sẽ đều bị ném đá dữ dội.

Minh Ngọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


12 con giáp nữ gả cho ai thì hạnh phúc nhất

Đọc nhiều nhất