Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu: "Liều thuốc" nào sẽ xoa dịu?
2014-09-11 15:16
- (Em đẹp) - Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung hòa cho rằng: “Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu là mâu thuẫn tiền kiếp và truyền kiếp. Người chồng có thể góp phần làm giảm mâu thuẫn đó".
Tin liên quan
>>>Những câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu trên Emdep.vn: Click xem chi tiết
Người chồng phải xoa dịu mẹ chồng - nàng dâu
Hình ảnh người mẹ và đứa con thơ vẫn dính chặt vào nhau khi được vớt lên từ dòng sông Lô (Việt Trì, Phú Thọ) đã ám ảnh tâm thức của không ít người. Chị Lê Thị Hương Mai (SN 1986, trú tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, Phú Thọ) tìm tới cái chết ngày 1/9 khi nhảy xuống sông Lô cùng đứa con trai lên 3 và thai nhi mới 3 tháng tuổi. Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người dân nơi đây đồn đoán về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không hòa hợp là nguyên nhân dẫn đến việc chị Mai cùng con quyên sinh.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Emdep.vn, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: “Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu là mâu thuẫn "tiền kiếp và truyền kiếp". Trong câu chuyện của gia đình chị Mai, tôi cho rằng, người có thể góp phần làm giảm mâu thuẫn đó chính là người chồng của chị Mai, là con trai của bà Đ. Người đàn ông đó phải khéo léo, không bênh vực bên nào và phải ăn ở thế nào cho công bằng giữa cả hai người phụ nữ đó thì mâu thuẫn gia đình mới bớt căng thẳng. Bởi lẽ, vì người đàn ông đó mà hai người phụ nữ này mới gặp nhau và quen biết nhau rồi nảy sinh những mâu thuẫn theo như đánh giá của nhiều người sống xung quanh khu vực nhà chị Mai cho hay”.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: "Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn có "sóng gió" là do hai người phụ nữ trong gia đình đều yêu quý một người đàn ông".
Cũng theo vị chuyên gia này, người đàn ông đó trông thấy mâu thuẫn khắc nghiệt giữa hai người phụ nữ mình yêu thương nhưng lại không tìm được hướng giải quyết để làm dịu mâu thuẫn là điều không nên. "Lẽ ra anh ta phải có trách nhiệm trong việc này chứ không “bỏ mặc” chỉ với lý do anh hiền lành, ít nói, không giỏi trong giao tiếp”, ông Trịnh Trung Hòa phân tích thêm.
Cuộc “giành giật” tình cảm giữa hai người phụ nữ
Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, tình cảm cho mọi người, chuyên gia Trịnh Trung Hòa cũng đã “gỡ rối” cho không ít những căng thẳng trong mối quan hệ “tiền kiếp” và “truyền kiếp” ấy. Và chuyên gia Trịnh Trung Hòa còn gọi đây là “vấn đề muôn thuở”. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn có "sóng gió", theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa là do hai người phụ nữ trong gia đình đều yêu quý một người đàn ông.
“Mẹ thương con, vợ yêu chồng, tình mẫu tử và tình yêu trai gái. Hai sự yêu quý hoàn toàn khác nhau nhưng đều tập trung vào một mục tiêu là người con trai nên có sự cạnh tranh, giành giật giữa hai người phụ nữ ấy. Người mẹ nào có 5 – 7 người con, tình cảm đó sẽ được san sẻ. Trái lại, người mẹ nào chỉ có 1 con thì tình cảm ấy càng được “tập trung”. Nhất là trường hợp mẹ góa con côi hoặc ly hôn phải nuôi con một mình. Những người như thế họ càng dành nhiều tình yêu cho con trai. Người con dâu trong các trường hợp đó sẽ cảm nhận thấy sức mạnh chiếm hữu của mẹ chồng”, chuyên gia Trịnh Trung Hòa nói.
Và chính những cuộc “bàn tròn” với không ít “lời qua, tiếng lại” cũng là tác dụng phụ đẩy mối quan hệ vốn “ẩn chứa” nhiều mâu thuẫn ấy lên cao.
“Sẽ không có nhà tư vấn hay chuyên gia nào có thể gỡ được triệt để mâu thuẫn này. Điều “không tưởng” ấy chỉ xảy ra khi lòng ích kỉ, sự tham lam của con người không còn. Nhưng lòng ích kỉ, sự tham lam đó lại là một phần thuộc về bản chất. Chính vì thế, thay vì cách những người trong cuộc loay hoay đi tìm hướng làm dịu đi mối quan hệ đó, vợ chồng xin nên xin ở riêng. Có thể sau đó những căng thẳng vẫn còn tồn tại nhưng cũng phần nào được giảm bớt. Thêm vào đó còn tùy thuộc vào sự khôn khéo của nàng dâu trong cách ứng xử với mẹ chồng”, ông Hòa nói thêm.
Quay trở lại cái chết của chị Mai ở Việt Trì, Phú Thọ khi ôm đứa con 3 tuổi nhảy sông Lô tự tử, chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa tỏ ra không hài lòng về sự “lựa chọn” này, ông cho rằng: “Việc tự tử không bao giờ làm cho chúng ta ca ngợi. Đó là hành vi tiêu cực, trốn tránh cái khó khăn, không dám đối diện với mâu thuẫn và để lại những hậu quả đau đớn cho người khác. Dù mâu thuân căng thẳng tới đâu chúng ta cũng phải đi tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người khiến cho người khác quyết định tự tử cũng đáng lên án vì đó là người vô lương tâm".
Người chồng phải xoa dịu mẹ chồng - nàng dâu
Hình ảnh người mẹ và đứa con thơ vẫn dính chặt vào nhau khi được vớt lên từ dòng sông Lô (Việt Trì, Phú Thọ) đã ám ảnh tâm thức của không ít người. Chị Lê Thị Hương Mai (SN 1986, trú tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, Phú Thọ) tìm tới cái chết ngày 1/9 khi nhảy xuống sông Lô cùng đứa con trai lên 3 và thai nhi mới 3 tháng tuổi. Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người dân nơi đây đồn đoán về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không hòa hợp là nguyên nhân dẫn đến việc chị Mai cùng con quyên sinh.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Emdep.vn, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: “Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu là mâu thuẫn "tiền kiếp và truyền kiếp". Trong câu chuyện của gia đình chị Mai, tôi cho rằng, người có thể góp phần làm giảm mâu thuẫn đó chính là người chồng của chị Mai, là con trai của bà Đ. Người đàn ông đó phải khéo léo, không bênh vực bên nào và phải ăn ở thế nào cho công bằng giữa cả hai người phụ nữ đó thì mâu thuẫn gia đình mới bớt căng thẳng. Bởi lẽ, vì người đàn ông đó mà hai người phụ nữ này mới gặp nhau và quen biết nhau rồi nảy sinh những mâu thuẫn theo như đánh giá của nhiều người sống xung quanh khu vực nhà chị Mai cho hay”.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: "Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn có "sóng gió" là do hai người phụ nữ trong gia đình đều yêu quý một người đàn ông".
Cũng theo vị chuyên gia này, người đàn ông đó trông thấy mâu thuẫn khắc nghiệt giữa hai người phụ nữ mình yêu thương nhưng lại không tìm được hướng giải quyết để làm dịu mâu thuẫn là điều không nên. "Lẽ ra anh ta phải có trách nhiệm trong việc này chứ không “bỏ mặc” chỉ với lý do anh hiền lành, ít nói, không giỏi trong giao tiếp”, ông Trịnh Trung Hòa phân tích thêm.
Cuộc “giành giật” tình cảm giữa hai người phụ nữ
Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, tình cảm cho mọi người, chuyên gia Trịnh Trung Hòa cũng đã “gỡ rối” cho không ít những căng thẳng trong mối quan hệ “tiền kiếp” và “truyền kiếp” ấy. Và chuyên gia Trịnh Trung Hòa còn gọi đây là “vấn đề muôn thuở”. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn có "sóng gió", theo chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa là do hai người phụ nữ trong gia đình đều yêu quý một người đàn ông.
“Mẹ thương con, vợ yêu chồng, tình mẫu tử và tình yêu trai gái. Hai sự yêu quý hoàn toàn khác nhau nhưng đều tập trung vào một mục tiêu là người con trai nên có sự cạnh tranh, giành giật giữa hai người phụ nữ ấy. Người mẹ nào có 5 – 7 người con, tình cảm đó sẽ được san sẻ. Trái lại, người mẹ nào chỉ có 1 con thì tình cảm ấy càng được “tập trung”. Nhất là trường hợp mẹ góa con côi hoặc ly hôn phải nuôi con một mình. Những người như thế họ càng dành nhiều tình yêu cho con trai. Người con dâu trong các trường hợp đó sẽ cảm nhận thấy sức mạnh chiếm hữu của mẹ chồng”, chuyên gia Trịnh Trung Hòa nói.
Và chính những cuộc “bàn tròn” với không ít “lời qua, tiếng lại” cũng là tác dụng phụ đẩy mối quan hệ vốn “ẩn chứa” nhiều mâu thuẫn ấy lên cao.
“Sẽ không có nhà tư vấn hay chuyên gia nào có thể gỡ được triệt để mâu thuẫn này. Điều “không tưởng” ấy chỉ xảy ra khi lòng ích kỉ, sự tham lam của con người không còn. Nhưng lòng ích kỉ, sự tham lam đó lại là một phần thuộc về bản chất. Chính vì thế, thay vì cách những người trong cuộc loay hoay đi tìm hướng làm dịu đi mối quan hệ đó, vợ chồng xin nên xin ở riêng. Có thể sau đó những căng thẳng vẫn còn tồn tại nhưng cũng phần nào được giảm bớt. Thêm vào đó còn tùy thuộc vào sự khôn khéo của nàng dâu trong cách ứng xử với mẹ chồng”, ông Hòa nói thêm.
Quay trở lại cái chết của chị Mai ở Việt Trì, Phú Thọ khi ôm đứa con 3 tuổi nhảy sông Lô tự tử, chuyên gia tư vấn tâm lý Trịnh Trung Hòa tỏ ra không hài lòng về sự “lựa chọn” này, ông cho rằng: “Việc tự tử không bao giờ làm cho chúng ta ca ngợi. Đó là hành vi tiêu cực, trốn tránh cái khó khăn, không dám đối diện với mâu thuẫn và để lại những hậu quả đau đớn cho người khác. Dù mâu thuân căng thẳng tới đâu chúng ta cũng phải đi tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người khiến cho người khác quyết định tự tử cũng đáng lên án vì đó là người vô lương tâm".
Mọi thư từ, bài vở cộng tác tin tức, xã hội cho mục Nhịp sống xin gửi về Email: toasoan@emdep.vn. Tòa soạn giữ quyền biên tập bài vở, có nhuận bút xứng đáng cho quý độc giả. |
Thủy Nguyên
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Dàn xế hộp 'ít nhưng cả núi tiền' của Sơn Tùng MT-P