Gia đình có 4 thế hệ may cờ Tổ quốc

Gia đình có 4 thế hệ may cờ Tổ quốc

Hoàng Sa 2014-08-30 22:16
- (Em đẹp) - Gia đình anh Nguyễn Văn Phục (Từ Vân, Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) là một trong những hộ đóng góp lá cờ đầu tiên trong ngày Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh năm 1945.
>>>Ảnh: Hàng nghìn người chen chân dưới mưa ra bến xe về quê nghỉ 2/9

Có mặt tại Từ Vân (Xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội), hỏi thăm gia đình anh Phục may cờ Tổ quốc, từ người nhà đến trẻ nhỏ trong làng, tất cả đều biết. Trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 15m2 cũng là xưởng sản xuất hàng vạn lá cờ mỗi năm phục vụ khách hàng khắp trong Nam, ngoài Bắc vào mỗi dịp lễ, Tết. Điều đặc biệt hơn cả, anh Phục là thế hệ thứ 4 của gia đình (sau cụ, ông, bố) theo nghề may cờ Tổ quốc từ khi Cách Mạng Tháng Tám thành công.
 
Những ngày cuối tháng Tám, gia đình anh Nguyễn Văn Phục (Từ Vân, Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) tất bật sản xuất cờ đỏ sao vàng theo đơn đặt hàng của khách
 
Lá cờ dù to hay nhỏ cũng phải tuân thủ theo chuẩn chiều ngang bằng 1/3 chiều dọc.
Thời điểm chúng tôi có mặt, anh Phục đang bận lên Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) giao hàng cho khách. Trò chuyện với bà Đặng Thị Đàn (mẹ anh Phục) về “truyền thống” may cờ tổ quốc của gia đình, chúng tôi được bà chia sẻ, gia đình bà may cờ tổ quốc từ thời các cụ. “Thời điểm trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ nhà tôi được Nhà nước đào tạo may cờ và trở thành viên hợp tác xã Cờ Đỏ tại số 4, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì vậy, gia đình tôi là một trong những hộ thêu lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên vào ngày Quốc Khánh 2/9/1945”, bà Đàn cho hay.
 
Vào thời điểm sát ngày Quốc khánh và đầu năm học mới, khách hàng đặt nhiều nên gia đình chị Duyên, anh Phục phải thuê thêm thợ về sản xuất.
 
Những lá cờ Tổ quốc được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ.
 
Nghề may cờ không cầu kì, công phu như nghề thêu, đan lát nhưng cái khó nhất là phải thổi hồn vào từng lá cờ.
 
Cũng theo bà Đàn, thu nhập từ mỗi lá cờ không lớn. Nhưng vào dịp lễ, Tết từng lá cờ đỏ sao vàng do gia đình bà sản xuất có mặt trên mỗi góc phố, mỗi mái nhà luôn khiến bà cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Trong suy nghĩ của bà, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió là hình ảnh biểu trưng của sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc từ thời chiến sang thời bình.
 
Tất cả các công đoạn làm cờ đều đòi hỏi sự chính xác cao nên người thợ phải cẩn thận tới từng đường kim, mũi chỉ.
 
Công đoạn ghép sao vô cùng quan trọng "Chỉ cần sai 1, 2 phân; lá cờ sẽ bị lệch coi như bỏ", anh Trần Tâm (30 tuổi), một người thợ lâu năm trong nghề may cờ cho biết.
 
Nghề may cờ Tổ quốc có nhiều cái khó, từ khâu chọn vải, thêu, in, pha màu… làm sao để cờ may xong chính xác về tiêu chuẩn, đẹp về hình thức. Tiếp xúc với chị Đào Thị Duyên (vợ anh Phục), chị Duyên cho biết được truyền nghề từ ngày về làm dâu đến nay ngót nghét 14 năm. “May cờ Tổ quốc quan trọng nhất là phải chọn được vải thẳng. Khi kéo, sợi vải phải chắc chắn, nếu không cờ sẽ bị xoăn. Kích thước của cờ Tổ quốc luôn phải chuẩn. Dù cờ to hay nhỏ, chiều ngang bằng 1/3 chiều dọc”, chị Duyên bật mí bí quyết làm nghề.
 
Chị Duyên đang tất bật gập cờ chuẩn bị giao cho khách hàng. Mỗi lá cờ như thế này được giao bán với giá 40.000 đồng.
 
Căn nhà nhỏ ngập tràn sắc đỏ của những lá cờ tổ quốc.
Gia đình anh Phục không chỉ may cờ mà con in, thêu, sản xuất băng rôn, khẩu hiệu theo đơn đặt hàng của khách.
 
Những lá cờ sau khi được in ấn và may xong đều được đem ra phơi chống ẩm mốc.
 
Đã hơn nửa thế kỷ giữ nghề, dù trước mắt còn nhiều khó khăn nhưng với những người thợ như bà Đàn, anh Phục, chị Duyên, công việc may cờ vẫn luôn tiếp diễn. Với họ mỗi lá cờ làm nên không khí của những ngày lễ, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2/9.
Hoàng Sa
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


20 lý do hài hước khiến chàng F.A

Đọc nhiều nhất