Góc khuất ít ai thấu hiểu của “hiệp sĩ” giải cứu nông sản: Bỏ thời gian, tiền bạc còn gặp khách “củ chuối” kì kèo mặc cả và thản nhiên “bỏ bom”!

Góc khuất ít ai thấu hiểu của “hiệp sĩ” giải cứu nông sản: Bỏ thời gian, tiền bạc còn gặp khách “củ chuối” kì kèo mặc cả và thản nhiên “bỏ bom”!

Thu Hà 2018-05-08 16:20
- “Giải cứu nông sản” đã trở thành một cụm từ không còn xa lạ. Rất nhiều người trẻ đã bỏ thời gian, công sức, tiền bạc đi giải cứu nông sản giúp bà con. Tuy nhiên, đằng sau đó là những góc khuất buồn ít ai thấu hiểu.

Bi hài bỏ tiền đi taxi chỉ để…ship khoai tây

“Mọi người ơi em muốn giải cứu dưa hấu Quảng Nam, Quảng Ngãi ạ. Ai chung tay với em không ạ. Bà con nông dân trong đấy đang gấp rút vì dưa đang độ chín và cần phải thu hoạch, để vài hôm nữa cũng hỏng. Em gom đến mai…”

Thời điểm này, rất nhiều lời kêu gọi chung tay giải cứu dưa hấu như thế được đăng lên trên mạng xã hội.

Tính từ đầu năm 2018, cộng đồng mạng cùng nhau thực hiện nhiều giải cứu nông sản, đó là giải cứu củ cải, khoai tây, dưa chuột và hiện tại là cuộc giải cứu dưa hấu giúp bà con nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ giải cứu nông sản là chỉ việc đăng lời kêu gọi rồi trả hàng tưng bừng. Nhưng thực ra, cuộc giải cứu từ a-z chưa bao giờ là dễ dàng. Có những nỗi niềm, hỉ nộ ái ố mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía.

Chị N.T. Hương (Q. Hà Đông, Hà Nội) vẫn chưa hết ám ảnh về chuyến “giải cứu khoai tây” hơn một tháng trước. Chị Hương đăng thông tin kêu gọi giải cứu khoai tây lên hội kín những người cùng làng, số lượng không ngờ lên tới hàng trăm kg.

Trong khi đó, chị còn có ba đứa con nhỏ, rồi trông hàng, việc nhà nhiều vô kể. Bố chị đã mắng vì sợ “mọi người chê khoai không ngon thì mang tiếng”.

Góc khuất ít ai thấu hiểu của “hiệp sĩ” giải cứu nông sản: Bỏ thời gian, tiền bạc còn gặp khách “củ chuối” kì kèo mặc cả và thản nhiên “bỏ bom”!

Chuyến đầu tiên 390kg khoai trả khách “chỉ trong một nốt nhạc”. Chị Hương mạnh dạn nhận thêm 800kg khoai nữa.

“Ba mẹ con lóc cóc lên ô tô ra điểm tập kết nhận khoai đến hơn 8h tối mới về đến nhà, say ô tô lại đi kèm hai đứa bé mỏi rã rời. Về đến đình cũng may có mấy bác gần đó và mẹ giúp tôi bỏ khoai xuống. Xong xuôi gửi tiền xe, hết 550.000 đồng, trong khi thỏa thuận ban đầu là 250.000 đồng.

Hóa ra số lượng khoai phát sinh gấp đôi nên phải gấp đôi tiền. Nài nỉ anh lái xe bớt cho 100.000 đồng. Vét sạch túi trả anh ấy 400.00 đồng. Thực sự vài trăm ngàn không đáng nhưng đôi khi, làm phúc cũng thật khó”, Hương bày tỏ.

Góc khuất ít ai thấu hiểu của “hiệp sĩ” giải cứu nông sản: Bỏ thời gian, tiền bạc còn gặp khách “củ chuối” kì kèo mặc cả và thản nhiên “bỏ bom”!

Cuộc giải cứu nào cũng có đủ niềm vui, nỗi vất vả để có thể đưa số lượng nông sản "khủng" đến tận tay bà con. 

Chị Lan Anh, một bà bầu 32 tuần tại Hà Nội đã bị “bỏ bom” mấy trăm cân khoai tây trong đợt giải cứu khoai tây vừa rồi.

“Mỗi người đặt mua 30 – 50kg. Nhưng không hiểu sao khi ship họ nói đều nhận được hàng rồi. Có thể do khách để lại số điện thoại, địa chỉ nhà nên có nơi khách bán tranh mất. Lúc đó, tôi thực sự rất buồn.

Bụng bầu to vượt mặt, tôi phải nhờ bạn bè giải cứu gấp, nhờ ông xã, thuê người đi ship khoai. Có hôm ông xã phải bỏ tiền ra đi taxi ship khoai vì khoai quá nặng, không thể chở bằng xe máy. Ngập một nhà toàn khoai tây, chỉ biết làm mọi cách để giải quyết hết chỗ khoai đó.

Bán lay lắt mất mấy tuần mới hết. Có khách hỏi kỹ càng khoai ngon thật không mới mua dù đã tôi nói đó là khoai tây giải cứu, ủng hộ bà con, làm vì muốn giúp đỡ bà con chứ không mua bán, lợi lộc gì ở đây”, chị Lan Anh nhớ lại.

Nỗi ám ảnh đến từ những vị khách “củ chuối”

Chị Hoàng Yến, Hà Nội cho biết, đã từng có kinh nghiệm giải cứu khoai tây, nên khi có thông tin về việc bà con cần giải cứu dưa hấu là chị lập tức kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ bà con.

“Cứ gom đơn đủ hơn 1 tấn là mình nhập về Hà Nội. Còn về tới Hà Nội thì mất khoảng 2 tiếng là trả hàng xong”, chị Yến nói.

Nhưng để có 2 tiếng đồng hồ trả hàng đó, chị Yến phải mất nửa ngày chuẩn bị, lên danh sách, chốt số lượng, bỏ tiền hàng, thuê xe rồi trả hàng cho mọi người. Vất vả chị không nề hà nhưng điều khiến chị buồn lòng là những kiểu khách hàng “có một không hai”.

Góc khuất ít ai thấu hiểu của “hiệp sĩ” giải cứu nông sản: Bỏ thời gian, tiền bạc còn gặp khách “củ chuối” kì kèo mặc cả và thản nhiên “bỏ bom”!

Cuộc giải cứu nông sản giúp người nông dân chưa có hồi kết. Ảnh: MXH

Có lần chị Hoàng Yến kêu gọi giải cứu bí ngô trên Facebook, lượt share status kêu gọi lên tới 100 lượt. Vậy mà khách bỏ bom không lấy hàng khiến chị “ngồi bơ vơ giữa trời nắng” từ 1h chiều đến tận 23h đêm với mấy trăm kg bí. May mắn có người dân đi qua đường mua giúp, chỉ còn “ế” một ít bí.

Có lần chị Yến kêu gọi giải cứu khoai tây, có người đặt lấy 50kg. Số lượng hàng nhiều, cần phải thuê ship thì mới chở hết được.

Khi chị Yến báo giá ship 70.000 đồng, người khách đó đã thản nhiên nói “Bye nhé! Nhờ sinh viên tình nguyện ấy! Lần trước mình nhờ sinh viên không mất tiền”. Điều khá bất ngờ là vị khách này cũng từng đi…giải cứu gừng.

Có người mua 5kg khoai tây nhưng bới tung cả lên, rút tận 5 túi để đựng khoai. Có người vào mua hàng, chìa tiền, nói giọng vảnh vót như “ban ơn”.  

Có khách hàng bề ngoài rất giàu có nhưng “củ chuối” đến mức nhặt quả dưa to bự, đặt lên cân rồi hô 5kg, đưa 25.000 đồng và ôm dưa bỏ chạy.

Góc khuất ít ai thấu hiểu của “hiệp sĩ” giải cứu nông sản: Bỏ thời gian, tiền bạc còn gặp khách “củ chuối” kì kèo mặc cả và thản nhiên “bỏ bom”!

Để miếng dưa hấu này tới tay cộng đồng, những người giải cứu đã không quản ngại vất vả, nắng mưa nhưng mấy ai thấu hiểu. Ảnh: MXH

“Tôi mặc kệ, nếu chị ấy thích tôi có thể cho không. Tôi chỉ thấy buồn cười vì nhìn chị giàu có mà hành động quá buồn cười. Trong khi các em sinh viên nghèo thì ngại vì tôi chỉ lấy 20.000 đồng/ 2 quả dưa để các em không có cảm giác mắc nợ mà vẫn được ủng hộ bà con.

Nếu nhờ sinh viên ship hàng, các em sẵn sàng ủng hộ miễn phí nhưng tôi không lựa chọn phương án đó vì nhỡ không may có tai nạn xảy ra thì rất phiền phức, không biết phải ăn nói ra sao với gia đình các em.

Tôi xác định bỏ ra vài triệu mua hàng về, khi nào gom xong đơn, chuyển khoản cả tiền hàng và xe cho huyện đoàn.

Hàng về bán được hay không, ship đến mọi người như thế nào là do mình tự lo liệu. Ai ở gần thì tự đến lấy hàng, ai ở xa chấp nhận phí ship sòng phẳng thì giao, không thì thôi.

Bản thân tôi phải mất thêm chi phí điện thoại, củ hỏng củ dập cũng là mình chịu, nhưng tôi không tính toán những thứ đó. Tôi nghĩ đây là công việc thiện nguyện xuất phát từ cái tâm, bán được đồng nào thì bán. Nếu không có tiền và tâm thì không thể làm được công việc này. Tôi để sẵn 2 cái cân, mọi người đến tự cân, tự tính tiền. Tôi cũng không đếm, không xem cân bao nhiêu. Không bán được thì tặng trẻ mồ côi, người lang thang”, chị Hoàng Yến bộc bạch.

Sau tất cả, chị vẫn lựa chọn công việc thiện nguyện này, vì chỉ cần góp một phần công sức giúp được bà con là chị Yến thấy vui lắm rồi.

Thu Hà

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 bí quyết giúp hội con gái Hàn diện váy dài mà không hề dừ, trái lại còn trẻ trung vô cùng

Đọc nhiều nhất