Đỏ mặt với những loài vật giống hệt "của quý"
2015-10-20 11:32
- Rất nhiều loài vật có hình dáng mà sau khi xem xong bạn sẽ phải giật mình đấy.
Tin liên quan
Đó là chuột chũi trụi lông, cá mút đá, sên chuối...
1. Chuột chũi trụi lông
Có khoảng 30 loài chuột chũi khác nhau nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là chuột chũi trụi lông hình ống với nếp nhăn khắp cơ thể. Đây là loài gặm nhấm nhưng chúng sống theo cộng đồng và do chuột chúa lãnh đạo. Như ở một số loài côn trùng, chuột chúa là chuột chũi cái duy nhất, chịu trách nhiệm sinh sản và nuôi dưỡng chuột con.
Những con chuột thợ chịu trách nhiệm đào hang bằng cách sử dụng hàm răng nổi trội và mõm của mình. Chúng thường tìm kiếm rễ cây và các loại củ để làm đồ ăn cho đại gia đình của mình.
2. Sên chuối
Sên chuối Thái Bình Dương là loài lớn thứ hai trong số những loài sên sống trên mặt đất, có màu vàng sáng, dài 25cm dài và nặng 115 gram, có thể di chuyển 17cm mỗi phút.
Sên chuối sử dụng hai cặp xúc tu để cảm nhận môi trường xung quanh. Cặp xúc tu lớn hơn ở phía trên được sử dụng để phát hiện ánh sáng hoặc di chuyển. Cặp xúc tu thứ hai ở phía dưới được sử dụng để phát hiện hóa chất. Các xúc tu có thể tự co rút và mở rộng để sên chuối có thể tự bảo vệ mình.
Sên chuối là loài lưỡng tính, sinh sản bằng cách trao đổi tinh trùng với người tình của chúng. Sên giao phối và đẻ trứng suốt cả năm, khoảng 75 trứng/lần. Sau khi đẻ xong, sên sẽ bỏ trứng của chúng trên khúc gỗ hay lá để đi tìm chỗ trú ẩn thích hợp.
3. Cá mút đá
Trước kia, cá mút đá chỉ xuất hiện trong Đại Tây Dương. Tuy nhiên, với khả năng thích nghi cực kì cao, loài cá này đã tồn tại, phát triển nhanh trong môi trường nước ngọt và trở thành thủ phạm gây ra sự suy giảm số lượng của rất nhiều loài cá khác ở vùng hồ Great Lakes, Mỹ.
Loài cá mút đá sống kí sinh trên các loài động vật khác bằng cách hút máu của những loài động vật này. Cá mút đá có cái miệng tròn với rất nhiều răng mọc xung quanh miệng. Chúng dùng miệng của mình bám vào da của các loài cá khác, đưa lưỡi sắc, nhọn của mình qua vảy để hút máu.
4. Hải sâm
Loài động vật kì lạ này có cái tên là “Sea Cucumber” (Hải sâm - dịch nghĩa đen là Dưa chuột biển). Nó có thể tự thay đổi trạng thái cơ thể sang dạng lỏng. Theo các nhà khoa học, trên da của loài này có tồn tại một dạng tế bào protein, các tế bào này cho phép nó hút nước biển vào cơ thể để chuyển sang “dạng lỏng”.
Chính vì thế, hải sâm có thể dễ dàng luồn lách vào các khe đá khi thấy bất an. Hiểm hơn nữa là mỗi khi chuyển sang dạng lỏng, loài này cũng không quên "tặng" cho con vật to xác ngu dại nào đó có ý định tấn công bằng một liều chất độc tiết ra hòa vào cùng cơ thể nó ở dạng lỏng.
5. Rắn mềm (Floppy snake)
Loài rắn này được một số kỹ sư phát hiện tại đập thủy điện bắc qua sông Maderia nối với rừng rậm nhiệt đới Amazon tại Rondonia, Brazil. Loài rắn được các nhà khoa học đặt tên là "floppy snake" (rắn mềm).
Điểm đặc biệt của loài rắn này là chúng không có mắt, dài chừng 1m, đầu bẹp, bên cạnh đó làn da “mềm nhũn” khiến nhiều người liên tưởng đến… “của quý” đàn ông. Loài vật kỳ lạ này hít thở qua da, có thể ăn cá nhỏ, sâu, côn trùng. Tuy nhiên, nhà sinh vật cũng khẳng định vẫn còn nhiều bí ẩn liên quan đến loài rắn này chưa được khám phá.
Theo Bích Ngọc / MASK Online
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Tình yêu chưa bao giờ sai, cái sai có chăng là 'người yêu'...