Bỏ điểm sàn đại học 2018: 'Nên để điểm sàn cho các trường đại học thuộc top đầu'

Bỏ điểm sàn đại học 2018: 'Nên để điểm sàn cho các trường đại học thuộc top đầu'

2017-08-01 06:53
- Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo tuyển sinh năm 2018 với nội dung bỏ điểm sàn đại học. Điều này tác động tới tương lai nghề nghiệp của hàng vạn thí sinh trên cả nước và tạo ra nhiều ý kiến trái chiều giữa các chuyên gia giáo dục, giảng viên đại học.

Bỏ điểm sàn đại học, chất lượng đầu ra có thực sự được đảm bảo?

Đó là dự thảo tuyển sinh năm 2017 của Bộ GD& ĐT về vấn đề bỏ điểm sàn đại học năm 2018. Được biết, điểm sàn xuất hiện từ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004 khi Bộ GDĐT thực hiện tuyển sinh theo phương thức 3 chung (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) cho đến năm 2016. Mức điểm sàn luôn dao động từ 13; 14; 14,5 và 15 điểm.

Trong năm 2016, Bộ GD-ĐT đã bỏ qua mức điểm sàn đối với hệ cao đẳng. Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với hệ CĐ là tốt nghiệp THPT.

Trao đổi về vấn đề nên hay không nên bỏ điểm sàn Đại học năm 2018, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tỏ rõ 1 sự quan tâm duy nhất: Bỏ điểm sàn thì chất lượng đầu ra có thực sự được đảm bảo?

Nên hay không việc bỏ điểm sàn Đại học?

Từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sẽ bỏ mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp nhất) mà thí sinh cần đạt được nếu muốn đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Theo vị chuyên gia này, ở Việt Nam, ngành giáo dục đang hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực đầu ra ngày càng chất lượng. Đây sẽ là tin vui cho các trường Đại học không thuộc top đầu. Với những trường đại học top sau họ sẽ có thêm tính tự chủ và chủ động hơn trong việc tuyển sinh.

Tuy nhiên mặt hạn chế của cách làm này đó là không đảm bảo được chất lượng đào tạo. Với phương án bỏ điểm sàn dẫn đến hệ lụy dễ thấy. Đó là số lượng sinh viên học đại học ra trường thất nghiệp ngày càng gia tăng. Nếu bỏ điểm sàn, các trường đại học phải đảm bảo được đầu ra cho sinh viên của mình thì khi ấy bỏ điểm sàn mới hợp lý.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cũng chia sẻ thêm về nền giáo dục của một số quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như ở Mỹ, họ không có các kỳ thi vào cao đẳng, đại học mà từ điểm tổng kết THPT cùng với sở thích, đam mê của thí sinh. Từ đó họ sẽ sắp xếp việc học tập theo từng ngành nghề của học sinh.

"Ở quốc gia này, việc phân luồng nghề nghiệp cho học sinh được bắt đầu từ rất sớm. Thường từ năm học sinh còn học THCS, THPT. Ngay từ những ngày đó, học sinh đã được tìm hiểu về từng công việc và có những môi trường thực sự khắc nghiệt để thử thách học sinh trải qua.

Ở những quốc gia phát triển khác như Anh không có điểm sàn, không công bố điểm xét tuyển ĐH, CĐ trên giấy tờ nhưng học sinh thi theo hình thức thi chung", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết thêm.

Nên để điểm sàn cho các trường thuộc top đầu

Trái với nhận định của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, thạc sĩ Trần Anh Tùy, giảng viên khoa kế toán trường Đại Học Công Nghiệp cho rằng bỏ điểm sàn là trao thêm quyền tự chủ cho các trường.

Xưa nay, với nhiều thí sinh, điểm sàn là vật cản rất lớn đối với mỗi thí sinh trước khi bước chân vào trường Đại học, đặc biệt là những thí sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, thanh niên các vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long, học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Chính vì vậy, nếu Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn chính là tạo cơ hội cho thí sinh, trao thêm quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng", thạc sĩ Trần Anh Tùy nhận định.

Nên hay không việc bỏ điểm sàn Đại học?

Bỏ điểm sàn sẽ là cơ hội cho nhiều thí sinh vào giảng đường ĐH.

Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trần Anh Tùy, có một điều cần cân nhắc đó là cần quy định điểm sàn, thì nên quy định điểm sàn cho các trường đại học ở tầng trên.

Theo thạc sĩ Trần Anh Tùy, đó là những trường trọng điểm và cần có quy định về đào tạo chất lượng cao. Những thí sinh học ở những trường top đầu cần có một ngưỡng nhất định để vào trường, điểm sàn là quy chuẩn ngưỡng này để thí sinh vượt qua.

"Hơn thế nữa, những trường đại học top đầu là những trường đào tạo nguồn nhân lực thực sự chất lượng. Nhưng những năm trước, có một số trường vẫn lấn sân các trường ở top dưới. Có trường lấy điểm vào trường ngang bằng điểm sàn. Như vậy trường đó đã không đảm bảo chất lượng ngay từ khâu đầu vào", giảng viên khoa kế toán trường Đại Học Công Nghiệp bày tỏ quan điểm.

Nên hay không việc bỏ điểm sàn Đại học?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vị giảng viên khoa kế toán trường Đại Học Công Nghiệp cũng quả quyết, việc bỏ điểm sàn chính là trao quyền tự chủ hơn cho các trường.

"Chất lượng đào tạo, đầu ra của thí sinh, mức học phí… chính là những yếu tố tiên quyết để thu hút thí sinh. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào quá trình đào tạo và phải kiểm soát chặt “đầu ra” để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng. Mặt khác, liên Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và các ngành cần nâng cao vai trò của mình trong việc hướng dẫn thanh niên chọn nghề để học", thạc sĩ Trần Anh Tùy nói.

Cũng theo thạc sĩ Tuỳ, bỏ điểm sàn đại học là một trong những bước tiến của ngành giáo dục Việt Nam làm theo một số quốc gia tiên tiến trên thế giới. Học sinh có bằng THPT thì hoàn toàn có quyền đăng ký học Đại học.

Dương Tuệ Mẫn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mỗi ngày dành 15 phút thực hiện 4 động tác, bụng dưới hay đùi đầy mỡ sẽ thon gọn ngay

Đọc nhiều nhất