Bé bị ung thư suýt tử vong do mẹ nghe lang băm: Hy vọng mới

Bé bị ung thư suýt tử vong do mẹ nghe lang băm: Hy vọng mới

2016-10-15 07:03
- "Nhà con nuôi rất nhiều gà chọi, con sẽ mang gà tới để cảm ơn bà vì đã chữa bệnh cho con", bé L nói.

Như Emdep.vn đã thông tin về trường hợp của bé L. (4 tuổi tại Hải Dương) mắc phải ung thư nguyên bào thần kinh. Bé L. phát hiện mắc ung thư khi khối u ở bụng mới 8cm. Nhưng  gia đình bé L. đã tự ý bỏ bệnh viện về nhà điều trị lang băm. Sau hơn 10 ngày, điều trị theo thuốc lá sức khỏe của bé L.  suy kiệt. Bé L. được TS.BS Phạm Thị Việt Hương, Khoa Nội nhi, Bệnh viện K, tiếp nhận trong tình trạng chỉ còn da bọc xương, khối u phát triển siêu âm đầu dò không đo được kích thước. 

Bé L. nhập viện 6/10 sau 3 ngày điều trị hồi phục thể lực. Ngày 10/10 bé L. được bác sĩ Hương chỉ định cho truyền hóa chất lần 1. 

ung thư trẻ em

Bé L. đã có thể ngồi dậy bắt tay, nói chuyện với bác sĩ Hương.

"Con tôi được truyền hóa chất vào sáng ngày 10/10, nhưng tới buổi chiều cháu có thấy hiệu khó thở, không thể đi tiêu và tiểu tiện được. Tôi và chồng đã xác định tình huống xấu nhất xảy ra với con. Nhưng thật kỳ diệu tới sáng thứ 3 bé tỉnh táo có thể ngồi dậy chơi với các bạn cùng phòng", chị Tr mẹ bé L chia sẻ.

Cũng theo chị Tr. nếu đúng theo như dự kiến hôm nay bé L. đã có thể ra viện về nhà tĩnh dưỡng đợi hóa trị lần 2. 

Có mặt tại khoa Nhi, bệnh viện K chứng kiến hình ảnh bé L. đã nhanh nhẹn, ngồi dậy nói chuyện ít ai có thể tin rằng bé vừa thoát chết khỏi ải tử thần vì tin lang băm. Khi bác sĩ Hương khám cho bé L. bé còn biết cảm ơn bác sĩ. "Nhà con nuôi rất nhiều gà chọi, con sẽ mang gà tới để cảm ơn bà vì đã chữa bệnh cho con", bé L nói.

TS.BS Phạm Thị Việt Hương cho biết: "Sau đợt 1 truyền hóa chất bé L. đã đáp ứng rất tốt. Bé đã không cần phải thở máy, bé đã ngồi dậy và tự ăn được. Về tiên lượng xa của bé tôi chưa giám khẳng định gì. Hiện nay, chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục hậu quả do gia đình tự ý điều trị lang băm. Gan và mật của bé bị nhiễm độc nặng cần phải được thải độc. Điều trị hóa chất để thu nhỏ kích thước khối u...".

U nguyên bào thần kinh cần lưu ý từ lúc sơ sinh

U nguyên bào thần kinh là căn bệnh ung thư dễ gặp ở độ tuổi sơ sinh, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có nguồn gốc của các tế bào mào thần kinh nguyên thủy. Ung thư nguyên bào thần kinh có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào trogn cơ thể, thông thường bệnh sẽ khỏi phát ở tuyến thượng thận trong ổ bụng. Ở một số trẻ em, u nguyên bào thần kinh có thể xuất hiện ở mô thần kinh vùng cổ, ngực hoặc xung quanh tuỷ sống.

Trẻ nhỏ mắc ung thư nguyên bào thần kinh thường có biểu hiệu chán ăn, sốt cao kéo dài, mệt mỏi. Tuy nhiên, do dấu hiệu ung thư nói chung và ung thư nguyên bào  ở trẻ em  nói riêng dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các loại bệnh tật khác. Vì vậy ung thư ở trẻ em thường được phát hiện muộn khi bệnh đã trở nặng.

Bệnh ung thư nguyên bào thần kinh khi tiến triển, khối u khởi phát ở vị trí nào thì sẽ có những triệu chứng tương đương. Ví dụ, khối u khởi phát ở vùng bụng, trẻ sẽ thấy đau bụng, bụng phồng lên, đi tiểu khó, trẻ dễ bị táo bón. Nếu khối u ở gần ngực vùng cổ sẽ khiến cho trẻ khó thở, khó nuốt. Khối u chèn ép tủy sống, trẻ sẽ không đi đứng được….

Ung thư nguyên bào thần kinh được chia làm 4 giai đoạn tiến triển. Việc phân chia giai đoạn phụ thuộc vào kích thước khối u để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.

Khi trẻ bị ung thư không nên tuyệt vọng sớm

Hiện nay, ung thư nguyên bào thần kinh điều trị còn gặp nhiều khó khăn vì có liên quan đến khuyếch đại gen MYCN. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại căn bệnh ác tính nay đã có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán sớm ung thư trẻ em làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh, rút ngắn được quy trình điều trị và bệnh nhân bớt phải chịu đựng điều trị tăng cường, giảm bớt các tác dụng phụ và biến chứng do điều trị. Chẩn đoán muộn ung thư làm mất khả năng điều trị bệnh.

Theo TS.BS Phạm Thị Việt Hương, ung thư nguyên bào thần kinh và một số ung thư khác ở trẻ con là bệnh nhạy cảm các phương pháp điều trị, hóa trị, xạ trị. Nhiều đứa trẻ đến bệnh viện ở giai đoạn muộn nhưng vẫn có cơ hội sống sót cao. Vì vậy khi trẻ bị ung thư cũng không nên tuyệt vọng sớm.

“Hiện nay, trên thể giới tỷ lệ sống thêm không bệnh 5 năm là ở trẻ em, ung thư nguyên bào thần kinh: 61,3%”, TS.BS Phạm Thị Việt Hương nói .

TS.BS Phạm Thị Việt Hương cho biết, việc chăm sóc cho trẻ mắc ung thư cũng rất quan trọng giúp trẻ nhanh hồi sức và tăng cường miễn dịch. Gia đình cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả. Khi chế biến đồ ăn cho trẻ cần lưu ý nấu những đồ ăn dễ tiêu hóa.

Chăm sóc các bệnh nhi ung thư cũng được phân theo từng nhóm tuổi. Trẻ nhỏ thì nên ăn cháu dể tiêu. Đối với trẻ lớn hơn thì ăn cơm, bún, phở. Trong trường hợp trẻ lười ăn, họng miệng đâu không ăn được thì cần phải mua vitamin bổ sung cho trẻ.

Bác sĩ Việt Hương khuyến cáo, hàng ngày khi chăm sóc trẻ giai đình cần phải rửa tay, vệ sinh thân thể cho trẻ, tắm rửa bằng xà phòng cho trẻ hàng ngày. Nơi nằm của trẻ phải sạch sẽ, vô trùng, thoáng mát. Nếu không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, trẻ có thể bị tử vong do bội nhiễm vi khuẩn.

 Tần xuất các loại ung thư dễ mắc ở trẻ em

- Trẻ sơ sinh: Các loại u quái, u nguyên bào thần kinh.

- Trẻ dưới 1 tuổi và 2 tuổi: Các ung thư từ mầm bào thai, u trong ổ bụng, u quái, u Wilms, u nguyên bào võng mạc, u nguyên bào thần kinh, u gan.

- Trẻ từ 2 - 5 tuổi: Tuổi tiền học đường cần lưu ý các triệu chứng bệnh bạch cầu cấp, u lympho, u não, u Wilms.

- Trẻ lớn, tuổi thành niên: u não, sacom đường sinh dục, bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu kinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Suzy, Yoona bật mí cách mix chân váy chữ A trẻ như nữ sinh

Đọc nhiều nhất