Tâm thư gửi khách hàng của Minh Nhật cũng bị tố "đạo nhái"?

Tâm thư gửi khách hàng của Minh Nhật cũng bị tố "đạo nhái"?

2016-11-19 19:54
- Mới đây có người phát hiện ra bức tâm thư xin lỗi của Minh Nhật Masterchef có nội dung giống hệt bức thư của một công ty sữa ở Malaysia.

Một trong những chủ đề hot nhất trên mạng từ sáng đến giờ chính là vụ việc về bức tâm thư xin lỗi của Vua đầu bếp Minh Nhật gửi đến tất cả khách hàng. Nguồn cơn sự việc bắt nguồn từ bài review của một nữ thực khách tại cửa hàng chuyên về đồ xào vừa ra mắt cách đây vài ngày của Minh Nhật. 

Bài review này đã phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ lẫn chất lượng món ăn quá bình thường so với kì vọng. Đáp trả lại bài viết này, Minh Nhật chỉ lặng lẽ đăng tải một bức tâm thư thật dài, nhưng lại không đi thẳng vào việc giải quyết những vấn đề mà khách hàng đưa ra mà thay vào đó là liên tục kể về sự vất vả của những người đứng sau nhà hàng hay áp lực chi phí.  

Cách đây chỉ mới 1 giờ, một người dùng Facebook khác có tên là L.H đã tiếp tục đăng tải những dòng góp ý của mình dành cho Minh Nhật cũng như cửa hàng mới của cô gái này trong một nhóm chuyên về ẩm thực. Theo như những gì L.H nói thì ban đầu anh chàng này đã rất lịch sự khi vào góp ý ngay bên dưới bức tâm thư của Minh Nhật nhưng sau đó thì lại bị block không thương tiếc. Bên cạnh đó anh chàng cũng đã có những góp ý về hình thức món ăn vì cho rằng phần ăn ở cửa hàng này thật sự kém thẩm mỹ và không có gì hấp dẫn. 

Phần ăn bị chê là kém thẩm mỹ và không hấp dẫn. 

Anh chàng này đã thẳng thắn chia sẻ: " Các bạn có thấy hình trang trí của đĩa ăn không? Hay là một đống hổ lốn dầu mỡ với mỳ và phở. Lúc đầu tôi còn tưởng đấy là lòng non các bạn ạ, tưởng nhầm hoá ra đấy là phở xào đấy các bạn ạ, lèo tèo mấy miếng thịt ra còn đâu toàn mỡ thôi. Tôi nhìn tôi thấy phát tởm lên được, cố ăn được nửa đĩa và về. "  

Tuy nhiên chi tiết khiến nhiều người bất ngờ nhất chính là khi thực khách này đã chỉ ra việc tâm thư xin lỗi của Minh Nhật giống với bức tâm thư của Loi Tuan Ee - CEO của thương hiệu sữa đến từ Malaysia từng gửi cho khách hàng của mình khi bị phàn nàn về chất lượng. H  ai bức thư có sự giống nhau từ cấu trúc bài viết, văn phong và hướng thuyết phục.  

Có chăng sự khác biệt là Minh Nhật đã khéo léo thay đổi những chi tiết cụ thể trong bức thư gốc theo hoàn cảnh của mình để tăng tính thuyết phục? 

So sánh một số đoạn giống nhau hai trong bức thư: 

 Đoạn 1: Chào đầu & thể hiện sự thông cảm 

Trong bức thư gốc: 

"Gửi Timothy, 

Hôm qua một người bạn đã gửi bài blog của anh cho tôi. Tôi rất buồn khi thấy anh kêu gọi tẩy chay Farm Fresh Milk của chúng tôi. Tôi hiểu tâm trạng giận dữ của anh khi liên tục mua phải những hộp sữa bị chua. Tôi viết email để gửi đến anh lời xin lỗi chân thành nhất vì đã khiến anh thất vọng. Chúng tôi sẽ gửi sản phẩm đền bù tới anh sớm nhất có thể." 

Phiên bản Minh Nhật: 

"Hôm nay, một người bạn gửi tôi link comment của một khách hàng đã tới và dùng bữa trưa tại Toss, tôi thấy thật sự buồn khi khách hàng của mình đã có một trải nghiệm không vui vì những lỗi sai không đáng có, nhân viên còn non nớt, sự cố hệ thống xảy ra bất ngờ khi mô hình mới đi vào khai trương được có 2 ngày. Tôi hiểu sự bực mình của các bạn, nhưng rất mong các bạn sẽ hiểu và thông cảm hơn cho chúng tôi khi đọc được những dòng dưới đây." 

Đoạn 2: Nói về nguồn gốc, sự khởi đầu. 

Trong bức thư gốc: 

"Farm Fresh Milk khởi đầu từ 1 trang trại nhỏ với 80 con bò sữa ở Kota Tinggi Johor cách đây 6 năm. Sau đó 1 năm, chúng tôi tăng quy mô lên 500 con bò nhập từ Úc và bắt đầu ra mắt sản phẩm sữa tươi qua hệ thống của siêu thị Giant." 

Phiên bản Minh Nhật:  

"Khởi nghiệp từ hình ảnh của một chương trình truyền hình thực tế, tôi chấp nhận với việc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về hình ảnh của mình. Chấp nhận những lỗi sai mà vì tuổi trẻ tôi mắc phải. Tôi luôn tự nhủ bản thân, sai thì phải sửa, mỗi lần ngã là một lần để hoàn thiện chính mình, từ đó rút ra bài học để lại mạnh mẽ đứng dậy, bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn."  

 Đoạn 3: Nói về sự vất vả của những người đứng sau sản phẩm. 

Trong bức thư gốc: 

"Timothy thân mến, xin đừng quay lưng lại với chúng tôi. Nếu anh thấy đội ngũ của chúng tôi đã lao động cật lực thế nào, có thể anh sẽ suy nghĩ lại. Chúng tôi thức dậy lúc 5h sáng để vắt sữa của những cô bò, chuẩn bị thức ăn, sau đó lo cho những chú bò sơ sinh, đến 5h chiều lại lặp lại chu kỳ đó, và thường kết thúc công việc lúc 10h đêm. 

Những bồn sữa của chúng tôi sẽ đến nhà máy xử lý vào buổi chiều và đến giữa đêm, những xe tải lạnh sẽ hướng về trung tâm phân phối Puchong. Đến 8h sáng, sữa sẽ bắt đầu được phân phối đến các kệ hàng." 

Phiên bản Minh Nhật:  

"Các bạn thân mến, đừng vội vàng chỉ trích chúng tôi, nếu các bạn biết được chúng tôi đã lao động cật lực đến như thế nào để mang lại cho bạn những sản phẩm tốt nhất, có thể bạn sẽ suy nghĩ lại. Nhân viên bếp tổng của chúng tôi thường thức dậy lúc 5h sáng để nhập nguyên liệu tươi ngon nhất cho sản xuất mỗi ngày, rồi lại hoạt động liên tục 3 ca tới tận 12h đêm để kịp cho những đợt hàng bán của ngày kế tiếp. Nhân viên ở lại cửa hàng tới tận khuya để dọn dẹp sạch vệ sinh cuối ngày, bất kể trời nóng nực hay rét buốt. Từng chiếc ghế, từng hộc bàn đều phải được lau dọn kỹ càng để đón tiếp bạn ngày mai. 

Bếp trưởng của tôi, một người phụ nữ đã hơn 50 tuổi, vẫn thức đêm hôm để cùng tôi duyệt món, vẫn đi những phiên chợ sớm 1,2 h sáng, và ngày chỉ ngủ 6 tiếng 1 ngày. Quản lý các bộ phận của chúng tôi luôn thức dậy lúc 7h sáng và không bao giờ được ngủ trước 12h đêm, hoạt động 24/24 để nhanh chóng tiếp nhận những phản hồi của khách hàng và xử lý tình huống. Tất cả chỉ để nỗ lực mang lại cho các bạn những trải nghiệm hài lòng nhất !" 

Bên cạnh đó đoạn chia sẻ về việc chi phí đội giá của Minh Nhật cũng vô tình được phát hiện ra là giống với một bài trả lời khách hàng từng làm dậy sóng internet của Mike Fisher - chủ một cửa hàng tại Anh tên Cafe & Bistro Bennett.  

So sánh sự giống nhau:  

 

Trong bức thư gốc: 

" Chi phí overhead (những chi phí không thể tính trực tiếp vào sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất) của loại hình kinh doanh này, tức là tiền thuê nhà, giá kinh doanh, chi phí điện, phí ngân hàng, v.v… thường rơi vào khoảng 27,50 Bảng cho mỗi giờ. Tôi trả cho đồng nghiệp một mức lương khá ổn và sau khi tính cả lương cho ngày nghỉ lễ, bảo hiểm quốc gia và thời gian phi sản xuất, tôi phải trả cho người đã phục vụ bạn 12,50 Bảng mỗi giờ. (...) 

Tôi còn phải trả tiền cho các nhà cung cấp, nếu không thì cơ sở vật chất sẽ không có cho những người khác, những người sẽ sử dụng chúng trong tương lai. Tôi thừa nhận rằng nó đã làm cho giá của một tách trà trong một quán café giữa trung tâm thành phố đắt đỏ hơn so với tách trà bạn pha ở nhà, nhưng thật không may đó lại là hiện thực tàn khốc của cuộc sống. Những thiết bị cơ sở vật chất mới chính là thứ có giá cao, cao hơn nhiều so với nguyên liệu chế biến." 

Phiên bản Minh Nhật: 

"Mong các bạn hiểu, mở nhà hàng, hay mở một mô hình chuỗi bán lẻ nào cũng đều sẽ có những chi phí overhead (những chi phí không thể tính trực tiếp vào sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất) như là tiền thuê nhà, chi phí điện nước, lương nhân viên, chi phí duy trì, bảo hành, bảo hiểm, … Tôi thừa nhận rằng nó đã làm cho giá của một chiếc bánh mì/ hay một đĩa mì xào trong trung tâm thành phố đắt đỏ hơn rất nhiều đồ bạn chế biến ở nhà, nhưng thật không may đó lại là hiện thực của cuộc sống. "Những thiết bị cơ sở vật chất mới chính là thứ có giá cao, cao hơn nhiều so với nguyên liệu chế biến" ".

(Theo Trí thức trẻ)

>> Có thể bạn sẽ thích:

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Sau tất cả, đây là những hot girl lột xác thành công nhất

Đọc nhiều nhất