Lưu ý khi nấu cơm cho gia đình nhiều thế hệ
Tin liên quan
Làm sao để vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, vừa khiến mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy hào hứng và dùng bữa ngon miệng? Những lưu ý chọn món ăn cho gia đình nhiều thế hệ dưới đây có thể sẽ giúp bạn giải quyết được những khó khăn ấy.
Ảnh: Internet
1. Món ăn cho người già
Đặc điểm của người già là hệ tiêu hóa vận hành không tốt, chức năng thải độc kém, bộ phận răng yếu, chưa kể việc loãng xương do thiếu canxi, đường huyết trong máu cần phải được kiểm soát, cùng vô vàn các loại bệnh tuổi già khác.
Người nội trợ trong gia đình trước hết phải nắm được tình hình sức khỏe của ông bà, bố mẹ, sau đó dựa trên sở thích của cá nhân họ mà chọn món ăn sao cho phù hợp.
Lưu ý những món hầm
Do hệ tiêu hóa và răng yếu là 2 đặc trưng thường gặp ở bất cứ người già (trên 60 tuổi) nào, chính bởi vậy, những món hầm sẽ là sự lựa chọn mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên.
Thịt hầm, cá hầm, rau củ hầm..vv..đều mềm, giúp người già dễ ăn hơn.
Cắt nhỏ thức ăn cứng
Nếu ông bà, bố mẹ bạn không thích ăn món hầm, bạn cũng nên lưu ý cắt nhỏ những thức ăn có kích cỡ lớn hoặc cứng để họ có thể dễ nhai và tiêu hóa tốt hơn.
Ảnh: Internet
Hạn chế tinh bột
Tinh bột như cơm chứa nhiều đường glucose không còn tốt cho sức khỏe người già so với những độ tuổi trẻ hơn. Lúc này, glucose dễ ngấm vào máu, làm tăng lượng đường huyết, dễ gây bệnh đái tháo đường. Nếu không thể hạn chế cơm, bạn hãy thay đổi gạo cho người già sang các loại gạo lứt (đã tách cám cho mềm và dễ ăn hơn). Thay đổi dần dần, đan xen thời gian ăn gạo thường và gạo lứt để giúp người già làm quen.
Khoai lang, khoai sọ, khoai tây cũng là một trong những loại củ chứa rất nhiều chất xơ, ít tinh bột, tốt cho tiêu hóa người già. Bớt khẩu phần cơm, tăng các loại khoai trong bữa ăn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp người già không cảm thấy nhớ tinh bột mà còn no lâu.
Ăn khoai lang rất tốt cho sức khỏe người già. Ảnh: Internet
Ngoài ra, các loại đậu như đậu đen, đậu tương, đậu xanh..vv..đều có giá trị dinh dưỡng rất cao, cung cấp giàu chất đạm. Bạn có thể chế biến thành các món chè hay biến tấu với các món hầm, món canh..vv..
Tăng cường rau xanh
Với mọi lứa tuổi, việc tăng cường rau xanh trong bữa ăn chưa bao giờ là việc làm thừa. Hơn nữa, đối với sức khỏe người cao tuổi, rau xanh sẽ giúp họ cung cấp 1 lượng chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể, giúp minh mẫn, khỏe mạnh và điều hành hệ tiêu hóa dễ dàng.
Ít nhất 3 bữa thịt, cá trong 1 tuần
Việc chuyển hóa dinh dưỡng của người già gặp phải 1 số những khó khăn và dễ khiến họ mắc phải những chứng bệnh khó lường. Thêm vào đó, chất lượng các món ăn liên quan đến thịt, cá ngày nay không còn được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính bởi vậy, tăng cường rau xanh, hạn chế thịt mỡ là điều ai cũng đều lưu tâm.
Với người già, một tuần vẫn nên có ít nhất 3 bữa thịt, cá.
2. Món ăn cho trẻ nhỏ
Trong mâm cơm của gia đình nhiều thế hệ, độ tuổi cần phải đặc biệt lưu tâm nữa chính là trẻ nhỏ.
Đối với nhóm trẻ em có độ tuổi 1-3 tuổi: Đặc điểm của trẻ em độ tuổi này là bắt đầu tập nhai những món ăn cứng, các ông bố, bà mẹ cũng nên lưu ý nấu mềm thức ăn và cắt nhỏ để bé làm quen dần.
Tất cả những nguyên liệu như thịt, tôm, cua, cá, trứng, lạc, đậu đỗ, vừng, rau xanh và dầu mỡ đều rất cần thiết cho sức khỏe trẻ em ở độ tuổi này. Với nhiều cách biến tấu theo sở thích của bé, cùng 1 chút sáng tạo của mẹ sẽ giúp các con ăn ngon và ăn ngoan hơn.
Những đĩa cơm sáng tạo của mẹ sẽ giúp bé tập làm quen với món ăn mà vẫn đủ dinh dưỡng.
Một ngày nên có 2 bữa ăn chính cùng nhiều bữa phụ gồm cháo, sữa..vv..kèm theo. Đặc biệt, trước khi vào bữa ăn, không cho trẻ ăn đồ ngọt, kẹo, bánh..vv..
Đối với nhóm trẻ em có độ tuổi 3-6 tuổi: Đây được coi là giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất của trẻ nhỏ. Do hoạt động chạy, nhảy, nói nhiều, nên chúng cần 1 lượng calo cần thiết. Đặc biệt, thể tích bộ não của trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh, các mẹ nên lưu tâm đến protein (thịt, cá, trứng..).
Các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết đối với trẻ nhỏ, đây là thành phần dinh dưỡng giúp bé miễn dịch với các loại bệnh tốt hơn. Những chất này có nhiều trong hoa quả chín và rau xanh.
Với nhóm trẻ em từ 6- 10 tuổi: Đây là độ tuổi bé có thể ăn uống dễ dàng giống như người lớn. Chính bởi vậy, không quá lo ngại, bố mẹ ăn gì, đều có thể cho con ăn như vậy. Lưu ý, luôn tăng cường protein và rau xanh cho trẻ.
3. Món ăn cho người lớn
Dễ dàng hơn cả là nhóm người lớn, khi cơ thể vận hành ổn định tất cả các chức năng, tiêu hóa, hải độc và miễn dịch tốt...vv.. Các món ăn lúc này chỉ đơn giản là được biến tấu để trở nên ngon miệng và độc đáo hơn mà thôi!
Với nhiều người phụ nữ trong gia đình, việc nấu ăn cho chồng cũng không hề đơn giản. Bạn nên lưu ý những món chồng thích và chịu khó thay đổi khẩu phần ăn 1 chút để chồng vừa ngon miệng, lại có sức khỏe và tinh thần tốt.
Trong thời buổi mà vấn đề vệ sinh thực phẩm đáng lo ngại, việc chọn được nguồn thịt, cá, rau an toàn là điều cực kì quan trọng để bảo vệ sức khỏe gia đình và người thân, chống lại bệnh tật 1 cách tốt nhất.
Quỳnh Nguyễn (Tổng hợp)
Xem thêm:
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất