Ăn khoai lang đã mọc mầm
Khoai lang mọc mầm có thể gây ngộ độc tố gây hại cho cơ thể. Sau khi mọc mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra. Ngay cả khi được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi đã mọc mầm để bảo vệ sức khỏe.
Ăn khoai lang có những đốm đen
Khoai lang khi để lâu hoặc trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo… đây là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm. Bệnh khuẩn vằn đen tiết ra những độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang là chất kịch độc đối với gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay nướng khoai trong chậu than hồng rực.
Nếu ăn phải những củ khoai lang có đốm đen rất dễ bị trúng độc. Biểu hiện ban đầu là: Khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thở dốc... Nghiêm trọng hơn thì có thể sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.
Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, ăn cả vỏ khoai lang lại không có lợi cho tiêu hóa. Nguyên nhân là do vỏ khoai lang có chứa nhiều chất kiềm, ăn vào sẽ khiến hệ tiêu hóa khó chịu. Ngoài ra, trên vỏ khoai lang thường có những đốm đen, nâu, ăn vào có thể gây ngộ độc thực phẩm. Để an toàn, bạn nên gọt hoặc lột bỏ phần vỏ khi ăn khoai lang.
Ăn quá nhiều khoai lang cùng một lúc
Khoai lang giàu chất xơ khá tốt cho hệ tiêu hóa, lại giàu các chất dinh dưỡng như Beta-carotene, Vitamin A, C, D,… và là thực phẩm rất tốt cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn khoai lang quá thường xuyên, ăn thay cơm sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt Protein vì khoai lang có quá nhiều chất xơ. Lượng chất xơ tiêu thụ quá nhiều trong ngày sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.
Ăn khoai lang khi đang đói bụng
Ăn khoai lang khi bụng đang “kêu gào” sẽ dẫn đến những tổn thương cho dạ dày của bạn. Lý do là trong khoai lang có chứa nhiều chất kích thích men tiêu hóa của dạ dày khiến cho bạn cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…
Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khoai trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...
Không nên ăn khoai khi hệ tiêu hóa kém
Lượng đường trong khoai lang khá nhiều nên nếu ăn nhiều thì cơ thể nhất thời không hấp thụ hết, phần còn thừa sẽ lưu lại trong đường ruột dễ bị lên men, gây đau bụng. Đông y cho rằng, những người gặp rắc rối với hệ tiêu hóa càng nên thận trọng khi ăn khoai lang.
Dừng ngay việc ăn hồng với khoai lang
Không nên ăn cùng lúc khoai lang với hồng vì khoai lang là thực vật có nhiều tinh bột. Sau khi ăn sẽ làm dạ dày sản sinh ra một vị toan lượng rất lớn, trong khi hồng lại có nhiều tanin và nhựa quả.
Vị toan, tanin và nhựa quả gặp nhau sẽ phát sinh tác dụng ngưng tạp, hình thành những cục cứng khó tan được gọi là sỏi hồng dạ dày. Khi đã bị sỏi hồng dạ dày sẽ sinh ra đầy bụng, đau bụng, nôn ói.
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tiểu Hân (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm