Bí kíp bảo quản để thực phẩm tươi ngon trong mùa nắng nóng
Tin liên quan
Đồ ăn chín
Bạn cần nấu sôi các loại thức ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hoặc các loại hộp thức ăn có nắp đậy kín để các loại thức ăn thừa không lẫn lộn vào nhau. Sau khi để vào tủ lạnh, bạn chỉ nên ăn lại một lần sau đó. Để tránh sử dụng lại những thực phẩm để quá lâu và lẫn lộn, bạn có thể ghi chú ngày tháng trên nắp hộp.
Về các món canh, bạn chỉ nên để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá 3 ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Với các món chiên, bạn nên đổ ngập dầu khi để vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn không bị khô.
Chú ý không nên để thức ăn vừa chế biến quá 2 tiếng đồng hồ dưới nhiệt đồ phòng. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên nấu chín và để nguội rồi cất món ăn vào tủ lạnh ngay sau khi nguội hoặc sử dụng xong.
Trong trường hợp những ngày lỡ may bị cúp điện, bạn có thể đặt thức ăn vào thùng đá, cho hộp đựng thức ăn vào và đặt đá xung quanh.
Thực phẩm sống
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, theo bếp trưởng Huỳnh Như, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng.
Với thực phẩm tươi sống, ngay sau khi đi chợ về, bạn bảo quản thịt cá tươi sống trong ngăn đá là tốt nhất. Để tránh phải rã đông nhiều lần sẽ khiến đồ ăn nhiễm khuẩn, bạn nên chia thịt, cá thành nhiều phần ăn nhỏ phù hợp. Cần làm sạch, rửa và để ráo thịt cá trước khi cho vào ngăn đá. Đồ bảo quản/bọc thực phẩm phải giữ kín để dịch trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh.
Với các loại rau xanh, bạn cần nhặt rau, rửa sạch, sau đó cho vào bao đựng thực phẩm (có thể sử dụng túi xốp), buộc chặt miệng túi trước khi cất vào ngăn mát. Các loại rau lá xanh chịu lạnh kém hơn thịt cá, do vậy bạn không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Thời gian bảo quản tối ưu nhất trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là từ 7 - 10 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 7 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 3 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.
Bảo quản cơm
Để bảo quản cơm nguội/ giúp cơm lâu thiu, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cho giấm vào khi nấu cơm: Trong khi nấu cơm, hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2 ml giấm cho 1,5kg gạo. Điều này sẽ khiến cơm trắng muốt và rất lâu thiu.
- Cho cơm vào tủ lạnh: Sau khi ăn cơm xong, cho phần cơm còn lại vào hộp kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng bạn chỉ cần lấy ra hấp lại là được.
Cách hấp cơm ngon:
Đặc biệt, để cơm nguội hấp lại ngon như cơm nóng, bạn có thể tham khảo 1 trong các cách sau:
- Muốn hấp cơm nguội ngon như mới nấu thì sau khi nồi cơm mới cạn, khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ cơm nguội. Sau đó, đổ vào đó chút nước nóng và cho cơm nguội vào, lấy cơm mới vun lấp lại. Cứ thế, để cơm nhỏ lửa. Nếu dùng nồi cơm điện thì bật lại nấc nấu. Khi nào hơi bốc lên là có được cơm nguội vừa ngon vừa nóng.
- Có thể hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện bằng cách cho ít nước vào nồi, cơm nguội cho vào tô rồi cũng bỏ vào nồi. Tiếp đó, bật nút nấu và chỉ vài phút là cơm nóng mà còn như mới nấu.
- Cũng có thể hấp cơm nguội bằng lò vi sóng ngon và không bị khô. Chỉ cần cho cơm nguội vào bát thuỷ tinh rồi đem màng bọc thực phẩm bọc kín lại và cho vào nồi vi sóng.
- Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho cơm nguội vào xửng hấp (như hấp bánh) và cho một ít muối vào nước hấp rồi hấp như bình thường.
Sep (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất