Làm gì để nâng cao khả năng mang thai ở 'độ tuổi vàng'?
Tin liên quan
Đâu là “độ tuổi vàng” để mang thai ở phụ nữ?
Theo nghiên cứu cho thấy, thông thường phụ nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 được xem là đang ở giai đoạn “đỉnh cao” tốt nhất để mang thai, đây cũng là thời kỳ mà chức năng sinh dục mạnh nhất ở con người và thường giảm dần sau 30 tuổi, trường hợp sau 35 tuổi thì xếp vào nhóm “thai phụ cao tuổi”.
Sau tuổi 35, dù chị em thụ thai thành công thì cũng sẽ khá vất vả trong suốt thai kỳ vì bạn có nguy cơ mắc các bệnh phổ biến như tiểu đường, cao huyết áp khi mang thai, ngoài ra tỷ lệ sảy thai cũng cao hơn người ở độ tuổi lý tưởng.
Tuy nói con số cụ thể nhưng thực tế còn phụ thuộc vào thể chất, sức khỏe và chế độ sinh hoạt của từng người mà chuyện có con sẽ thuận lợi hay nhiều trở ngại. Do đó, để nâng cao khả năng mang thai, bạn vẫn nên lựa chọn độ tuổi phù hợp nhất, đồng thời có sự chuẩn bị tốt cho cả hai vợ chồng.
Làm gì để nâng cao khả năng mang thai ở “độ tuổi vàng”?
Có sự chuẩn bị đồng lòng của hai vợ chồng
Dù bạn đang ở độ tuổi lý tưởng để có con nhưng đồng thời cũng cần có sự thống nhất, hỗ trợ từ người bạn đời của mình. Để nâng cao khả năng mang thai, bạn nên chia sẻ dự định với ông xã để chuyện yêu được hòa hợp và thuận lợi cho việc thụ thai hơn, tránh tình huống đối phương lúng túng và áp lực nếu chưa có ý muốn sinh con.
Kiểm tra sức khỏe tổng quá ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai
Bạn và người bạn đời nếu đã thống nhất ý muốn có con thì trước đó khoảng 3 tháng, cả hai nên đến bệnh viện yêu cầu được kiểm tra tổng quát, đặc biệt là sức khỏe các cơ quan đảm nhiệm chức năng sinh sản.
Bên cạnh đó, nếu bạn hay nửa kia đang mắc bệnh thì tốt nhất cần điều trị ổn thỏa rồi mới tiến hành kế hoạch có con, điều này cũng giảm bớt nguy cơ cho mẹ bầu và thai nhi, đồng thời em bé sinh ra sẽ ít mắc bệnh tật bẩm sinh hơn.
Chị em cần kiểm soát cân nặng và tích cực vận động
Bất kể là ở độ tuổi nào, nếu muốn nâng cao khả năng mang thai và đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, hoàn chỉnh thì bạn cần kiểm soát tốt cân nặng của mình ngay cả lúc bình thường. Béo phì không những làm tăng nguy cơ bệnh tật mà còn dễ khiến bà bầu gặp vấn đề ở buồng trứng, tử cung, phụ khoa v.v…
Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để vận động thể chất, giúp các cơ quan dẻo dai và hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng và thuận lợi hơn trong suốt thai kỳ.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Để đảm bảo chức năng sinh sản khỏe mạnh, chị em nên chú ý ăn uống điều độ với đa dạng các loại thực phẩm, tránh bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng mà ảnh hưởng đến cả hormone sinh sản.
Hạn chế các loại thức ăn nhanh, các món nhiều dầu mỡ và nhiệt lượng cao. Ngoài ra, dù bạn hay ông xã có thói quen uống bia rượu thì trước khi có con cũng nên cai bớt, giảm thiểu các tác hại cho phụ nữ khi mang thai và cả em bé trong bụng mẹ.
Nghỉ ngơi hợp lý
Chất lượng giấc ngủ lý tưởng sẽ giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, ổn định nội tiết và tăng cường khả năng mang thai cho phụ nữ. Người có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý còn giúp giảm bớt các triệu chứng thai nghén khó chịu, quá trình sinh nở cũng thuận lợi hơn.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất