Bác sĩ sản khoa không thích mẹ bầu giấu một chuyện khi mang thai, lúc vào phòng sinh có thể rất ngại ngùng
Tin liên quan
Tiểu Chương là một sản phụ sắp đến ngày sinh. Cô gặp tình trạng táo bón khi mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên vì tính cách khá nhút nhát và xấu hổ nên cô không dám nói thật với bác sĩ sản khoa khám cho mình.
Kết quả là khi vào phòng sinh, khi đang đau đớn nhất lúc dùng sức rặn thì Tiểu Chương có cảm giác sắp tống ra "thứ gì đó" chứ không phải con mình. Tiểu Chương choáng váng và các bác sĩ, y tá có mặt trong phòng sinh cũng vậy vì trước đó khi hỏi cô lại nói không gặp tình trạng táo bón. Ngay sau đó, y tá đã nhanh chóng "xử lý" và động viên Tiểu Chương rằng mọi việc đã ổn rồi, cô không nên lo lắng, đây là tình huống cũng thường gặp phải khi sinh con. Khi nhu cầu sinh lý được giải quyết thì em bé sẽ ra đời thuận lợi hơn.
Sau đó Tiểu Chương đã sinh con suôn sẻ và cảm thấy thật hối lỗi khi đã không nói thật với bác sĩ.
Táo bón khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến việc sinh nở của mẹ bầu?
Trên thực tế nhiều mẹ bầu cũng giống như Tiểu Chương, họ nghĩ rằng chứng táo bón không ảnh hưởng mấy đến quá trình sinh con nên đã không nói thật. Tuy nhiên nếu không chia sẻ với bác sĩ tình trạng táo bón khi mang thai thì bác sĩ cũng sẽ không thực hiện các biện pháp xử lý tương ứng. Ngược lại, nếu mẹ nói thật, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp mẹ trước khi sinh giải quyết vấn này, để không xảy ra những tình huống bất ngờ sau khi vào phòng sinh.
Bạn phải biết rằng nhiều bà mẹ gặp phải những điều xấu hổ này trong quá trình vượt cạn, nhưng thực tế họ sẽ ngày càng căng thẳng hơn, ảnh hưởng lớn hơn đến quá trình sinh nở của mẹ. Vì mẹ càng căng thẳng thì các cơ cũng sẽ căng cứng hơn hơn, ống sinh sẽ bị siết chặt hơn, em bé khó chui ra ngoài hơn.
Cũng cần nhắc lại với các mẹ bầu rằng việc mẹ bầu bị táo bón khi mang thai là chuyện bình thường, không cần phải cảm thấy xấu hổ, nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn một tuần thì nên đi khám để được giải quyết. Tùy theo tình trạng của từng thai phụ mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc nhuận tràng phù hợp mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu nên làm gì khi gặp tình trạng táo bón khi mang thai
Cuối cùng, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến thói quen ăn uống khi mang thai, ăn ít thức ăn dễ gây táo bón, nhất là thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều calo, nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ giúp tăng cường nhu động đường tiêu hóa và giảm táo bón. Đồng thời, mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn, vì điều này không chỉ có thể tăng cường khả năng thanh lọc của nước ối mà còn giảm khả năng bị táo bón.
Tất nhiên, thói quen làm việc và nghỉ ngơi cũng cần được điều chỉnh, tốt nhất không nên thức khuya, nếu không sẽ kích thích cơ thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, dễ ảnh hưởng đến việc điều hòa chức năng hormone sinh lý, từ đó đến các vấn đề về táo bón và có thể kích thích sản sinh các búi trĩ trong trường hợp nặng.
Nếu gặp tình trạng táo bón khi mang thai nghiêm trọng, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc một cách hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Momo/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất