Vài việc đơn giản mẹ có thể làm ngay trong khi mang thai và sau khi sinh để ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ
Tin liên quan
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Về mặt y học, vàng da xảy ra ở trẻ em dưới một tháng tuổi được gọi là "vàng da sơ sinh". Vàng da là một tình trạng đặc trưng bởi sự chuyển hóa bilirubin bất thường ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tăng nồng độ bilirubin trong máu khiến da của trẻ có màu vàng. Vàng da sơ sinh có thể được chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Vàng da sinh lý thường xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau khi sinh và sẽ giảm dần trong vòng 7-10 ngày sau đó. Với trẻ sinh non thì vàng da có thể biến mất chậm nhất không quá 3 tuần. Vàng da xuất hiện trong vòng 2 tuần ở trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non 4 tuần, mức độ ngày càng nặng thêm hoặc tái phát đều là vàng da bệnh lý.
Ngay khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng vàng da của trẻ nhỏ nhất là 1 tuần, lâu nhất là 3 hoặc 4 tuần và chăm sóc cẩn thận.
Cần làm gì để ngăn ngừa vàng da sau sinh?
Để phòng ngừa bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh ngay từ nguồn gốc càng sớm càng tốt, người ta khuyến cáo phụ nữ trước và sau khi mang thai cần lưu ý những điều sau.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe
Những bệnh lý của phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là nhiễm virus trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Để phòng tránh bệnh vàng da sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú nên quan tâm đến sức khỏe của trẻ như ăn nhạt nhất có thể, đồng thời chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất, ăn một số loại rau quả tươi một cách hợp lý, sau đó giữ tâm trạng vui vẻ.
Ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi sinh
Sau khi trẻ chào đời, sức đề kháng tương đối yếu, dễ ốm vặt, cha mẹ cần cảnh giác với việc trẻ có thể bị vàng da bệnh lý. Bởi hầu hết vàng da bệnh lý là do nhiễm trùng nặng, bệnh chuyển hóa, viêm phổi sơ sinh…. Nên cho trẻ sơ sinh sau sinh mặc quần áo theo sự thay đổi nhiệt độ để kịp thời tránh trẻ bị viêm đường hô hấp, chú ý tư thế ngủ của trẻ sau khi bú để giảm tình trạng trẻ bị trớ, ho, tránh gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh.
Chăm sóc trẻ bị bệnh vàng da như thế nào?
Bệnh vàng da xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu ở mức độ nhẹ thì nhìn chung sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng có thể gây tổn thương hệ thần kinh và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da thực sự rất quan trọng.
- Nếu trẻ bị vàng da nhẹ sau khi sinh, cha mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện và thời gian vàng da của trẻ hàng ngày, cũng như tình trạng sữa, phân, tinh thần của trẻ. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ có thể tập cho trẻ những động tác sờ nắn đơn giản để thúc đẩy nhu động ruột và đại tiện. Nếu bạn quan sát tình trạng vàng da của trẻ và nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như co giật, đi ngoài phân trắng… thì nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
- Tình trạng vàng da của trẻ nghiêm trọng hơn, đó là vàng da bệnh lý. Trẻ có thể cần tiếp xúc với ánh sáng xanh cấp tính và dùng thuốc. Điều cha mẹ cần làm là tích cực hợp tác với bác sĩ, sau đó quan sát tình trạng của trẻ liên tục.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất