Trẻ tranh nhau đồ chơi, cãi nhau ỏm tỏi, mẹ thông thái sẽ làm ngay 4 điều này
Tin liên quan
Với gia đình có 2 con trở lên, chuyện các con cãi cọ, tranh nhau đồ chơi dường như là chuyện thường ngày. Trước những cuộc cãi vã của con, dĩ nhiên cha mẹ không thể làm ngơ. Vậy làm thế nào để ngăn chặn trẻ cãi nhau. Làm sao để giúp trẻ giải quyết xung đột? Hãy lắng nghe các chuyên gia gợi ý.
Trước khi sinh em, mẹ cần giúp anh/chị cả chuẩn bị tâm lý
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trò chuyện với anh/ chị cả về em trai, em gái của mình sẽ giúp anh/chị yêu em và hòa hợp hơn với em trong tương lai. Khi bạn nói chuyện với con cả về đứa con trong bụng mình. Hãy hỏi con những câu như: "Con đoán xem em đang làm gì trong bụng mẹ?". Điều này khiến bé được chuẩn bị tâm lý về sự xuất hiện của em trai/em gái của mình.
Mẹ hãy dùng một con búp bê để làm ví dụ về người em trai/em gái sắp sinh của con và hướng dẫn con cách bế, chăm sóc em trai/em gái của mình.
Đối xử bình đẳng với các con, đừng bỏ bê con cả của bạn
Một số người con cả sẽ cảm thấy ghen tỵ, bực bội vì sự xuất hiện của em trai/em gái của mình. Không thể phủ nhận rằng sự xuất hiện một thành viên mới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình. Người anh/chị cả chắc chắn sẽ cảm thấy rằng bé không còn nhận được sự quan tâm và thời gian của bố mẹ nữa.
Lúc này, mẹ hãy hướng dẫn con chăm sóc em nhỏ và khen ngợi con. Chắc chắn con sẽ rất vui và cảm thấy rằng mình đã là người anh/chị cả, biết giúp đỡ mẹ. Khi anh/chị cả giận em, mẹ cần thuyết phục trẻ để trẻ hiểu và nhận ra rằng dù bé có tức giận đến đâu, bé cũng không nên đánh hay làm hại em.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn không nên thiên vị bất cứ đứa con nào. Nếu bạn đưa con cả đi ăn kem vào hôm nay thì hãy đưa con thứ đi ăn bánh vào ngày mai.
Khi một đứa trẻ cãi nhau, hãy là người hòa giải, không phải là trọng tài
Các nhà tâm lý học đã đề nghị cha mẹ rằng khi con cái cãi nhau, tốt nhất cha mẹ không nên tham gia và hãy để trẻ tự giải quyết xung đột của mình. Nhưng nghiên cứu vào những năm 1990 cho thấy trẻ em hiếm khi tự mình giải quyết xung đột. Thông thường, những đứa trẻ lớn hơn hoặc mạnh hơn sẽ chiến thắng nhờ vũ lực, khiến bên còn lại rất ấm ức. Trong khi đó, chỉ có 12% trường hợp trẻ chọn cách thỏa hiệp hay tha thứ sau khi tự giải quyết mâu thuẫn.
Khi trẻ cãi vã, mẹ đừng cư xử như một trọng tài. Ví dụ, khi trẻ tranh nhau đồ chơi, nhiều người mẹ thường lấy món đồ chơi đó đưa cho con nhỏ. Cha mẹ không nhất thiết phải phân biệt xem ai đúng, ai sai trong cuộc cãi vã này. Việc thiên vị một đứa con sẽ khiến đứa trẻ còn lại cảm thấy bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai đứa trẻ.
Do đó, khi trẻ cãi nhau, bố mẹ nên là người hòa giải, không nên xác định ai đúng, ai sai. Bạn cần bình tĩnh, đối xử bình đẳng giữa các con. Hãy hướng dẫn các con chơi trò chơi, trả lời các câu hỏi và lắng nghe suy nghĩ của các con.
Quá trình hòa giải thường có thể được chia thành 4 bước. Ví dụ, nếu 2 đứa trẻ đang tranh nhau một chú gấu bông, mẹ hãy:
1. Yêu cầu các con nhưng tranh cãi. Sau khi 2 bên đồng ý hãy tiếp tục nói chuyện với trẻ.
Cha mẹ có thể nói với con: "Đừng lo lắng. Hãy lấy đồ chơi và cất đồ chơi đó lên tủ."
2. Cho phép trẻ mô tả về những điều đã xảy ra theo trình tự.
3. Hãy để trẻ nói về cảm giác của trẻ để giúp hai con hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau. Lúc này, mẹ hãy giảng giải, phân tích cho 2 con xem các con đã sai ở đâu.
4. Hướng dẫn con bạn đưa ra giải pháp cho vấn đề.
Mẹ cần dành ra nhiều thời gian để điều chỉnh cách suy nghĩ, hành vi của các con. Sự hướng dẫn của người mẹ giúp các con yêu thương nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn và biết cách giải quyết các xung đột.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất