Rách âm đạo khi sinh nở và mẹo phòng tránh

Rách âm đạo khi sinh nở và mẹo phòng tránh

2015-10-28 08:40
- Không gì có thể so sánh được cảm giác đau nhức âm ỉ khi bị rách âm đạo. Thế mới biết để sinh được một em bé lành lặn, khỏe mạnh, mẹ đã phải hy sinh và chịu đựng những gì.

Chuyện đi đẻ được ví như là “truyền thuyết” hấp dẫn nhất đối với các bà mẹ, chị em công sở. Vì mỗi câu chuyện lại có những tình tiết dở khóc dở cười, chẳng ai giống ai. Đi đẻ sợ hãi và ám ảnh nhất là bị rách âm đạo hoặc bị rạch tầng sinh môn. Không gì có thể so sánh được cảm giác đau nhức âm ỉ tại những vết khâu và vết rách đó. Thế mới biết để sinh được một em bé lành lặn, khỏe mạnh, mẹ đã phải hy sinh và chịu đựng những gì.

Rách âm đạo là gì?

Rách âm đạo là hiện tượng vùng da ở đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) bị rách trong quá trình mẹ rặn đẻ đẩy em bé ra ngoài. Đây là rách âm đạo tự nhiên, khác với rách do phải rạch tầng sinh môn. Trong quá trình sinh nở, âm đạo có nhiệm vụ giãn ra để em bé có đủ không gian chui ra ngoài. Tuy nhiên trong quá trình này, âm đạo thường bị rách do bị co kéo quá mức hoặc do các cơn co chuyển dạ ập đến liên tục.

Rách âm đạo khi sinh nở và mẹo phòng tránh
Thế mới biết để sinh được một em bé lành lặn, khỏe mạnh, mẹ đã phải hy sinh và chịu đựng những gì.

95% những người lần đầu làm mẹ sẽ “trải nghiệm” cảm giác rách âm đạo khi sinh, do các mô cơ có độ co giãn kém hơn những người đã từng sinh con. Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ bị rách âm đạo như mẹ tăng cân quá nhiều, quá trình sinh con diễn ra quá nhanh (do các mô cơ chưa kịp điều chỉnh thích nghi và giãn ra để em bé chào đời), vị trí của thai nhi… Ngoài ra, việc sử dụng các thủ thuật trợ sinh như forceps, giác hút cũng khiến sản phụ bị rách âm đạo. Đối với những mẹ sinh con lần hai, lần ba, khả năng bị rách âm đạo thấp hơn do vùng này đã có được “tập dượt” trước đó.

Phân loại rách âm đạo

Rách âm đạo được chia thành 4 cấp độ.

Cấp độ 1: Vết rách chỉ ở thành âm đạo, không ảnh hưởng đến các cơ nên có thể chỉ cần khâu vài mũi.

Cấp độ 2: Đây là cấp độ phổ biến nhất. Vết rách âm đạo xuất hiện ở thành âm đạo và xâm lấn vào bên trong.

Cấp độ 3: Vết rách xuất hiện ở vùng da âm đạo, vùng da đáy chậu và các cơ xung quanh hậu môn.

Cấp độ 4: Vết rách giống cấp độ 3 nhưng mở rộng đến các mô xung quanh hậu môn. Cả hai đều ảnh hưởng đến chức năng đáy chậu và hậu môn.

Phục hồi sau khi bị rách âm đạo

Nếu bạn bị rách âm đạo cấp độ 1 và 2, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đặc biệt khi đứng thẳng lên. Cảm giác này kéo dài khoảng hơn 1 tuần. Khi đi vệ sinh hoặc phải chịu áp lực tại vùng dưới, ho, hắt hơi,... bạn có thể bị đau nhói. Sau khoảng 2 tuần, vết rách từ từ lành và chỉ khâu cũng tự tiêu. Tuy nhiên các dây thần kinh và các mô cơ bên trong vẫn cần thêm vài tuần nữa để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy nếu có ý định quay lại cuộc sống chăn gối với ông xã, bạn nên đợi đến khi vùng âm đạo bình thường và không còn cảm giác đau nhức.

Đối với trường hợp bị rách âm đạo nặng hơn – cấp độ 3 và 4, bạn sẽ mất từ 2-3 tuần để vùng âm đạo hồi phục. Và nếu muốn quan hệ tình dục, phải chờ đến vài tháng. Trong thời gian này, bạn nên có chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn thức ăn mềm, loãng để cải thiện phần nào tình hình. Rách âm đạo cấp độ nặng có thể làm tăng nguy cơ bị sa dạ con, khó khăn khi đại tiện, đau khi quan hệ tình dục, vì thế hãy đến gặp bác sỹ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc đau âm đạo kéo dài.

Một số mẹo phòng tránh và giảm nguy cơ rách âm đạo khi sinh

Trong quá trình chuyển dạ, bạn nên chọn tư thế đứng hoặc hơi ngả người về sau để giảm tối thiểu áp lực xuống vùng chậu. Nếu quá đau, có thể chọn tư thế quỳ hoặc bám tay vào tường.

Rặn đẻ tự nhiên thay vì rặn đẻ theo hiệu lệnh của bác sỹ cũng làm giảm nguy cơ bị rách âm đạo. Rặn đẻ khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, đầu em bé đã nằm trong khung chậu của mẹ và mẹ có cảm giác muốn rặn. Khi rặn theo cách này, phần khung chậu và âm đạo có thời gian chuẩn bị để giãn căng tạo không gian cho em bé chui ra ngoài.

Từ 4-6 tuần trước ngày dự sinh, mẹ có thể dành ra mỗi ngày 10-15 phút để mát xa đáy chậu. Bài tập mát xa đáy chậu được coi là phương pháp hiệu quả nhất giúp mẹ tránh được nguy cơ rách âm đạo.

Có nên xin rạch tầng sinh môn

Tuyệt đối không xin bác sỹ rạch tầng sinh môn, vì rạch tầng sinh môn cần thời gian hồi phục lâu hơn nhiều so với rách âm đạo tự nhiên. Ở nước ngoài, thủ thuật rạch tầng sinh môn không mấy phổ biến do nó kéo dài thời gian hồi phục sau sinh của người mẹ. Trái lại, thủ thuật này ở Việt Nam lại được áp dụng hầu hết ở mọi trường hợp sinh thường do lo ngại đầu thai nhi không lọt hoặc các biến chứng sản khoa nguy hiểm khác.

Việc mát xa đáy chậu (dùng dầu oliu, dầu dừa và ngón tay đi sâu vào bên trong âm đạo) vừa có thể giảm nguy cơ rách âm đạo tự nhiên, vừa có thể giúp mẹ tránh được việc bị rạch tầng sinh môn.

Việt HàNguồn: Parents
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những người dám phanh phui showbiz Việt

Đọc nhiều nhất