Những LỖI SAI bất ngờ khiến trẻ CHẬM BIẾT NÓI, thậm chí biết nhưng không buồn "MỞ MIỆNG"

Những LỖI SAI bất ngờ khiến trẻ CHẬM BIẾT NÓI, thậm chí biết nhưng không buồn "MỞ MIỆNG"

Thiên Khuê 2019-01-02 09:07
- Mỗi đứa trẻ có quá trình tập nói không giống nhau, có trẻ biết nói rất sớm nhưng cũng có trẻ nói khá muộn. Tuy nhiên, đôi lúc chính do bố mẹ nuôi dạy không đúng cách mà khiến trẻ chậm nói, hoặc trẻ không thích nói chuyện.

Các giai đoạn cơ bản trong quá trình trẻ bắt đầu tập nói

Từ khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh vốn đã có khả năng lắng nghe các loại âm thanh xung quanh và thậm chí còn biết quan sát mọi người tương tác với nhau như thế nào. Từ quá trình này, trẻ có thể nhận được các tín hiệu về ngôn ngữ sơ khai nhất. Việc dạy trẻ tập nói luôn được bắt đầu từ những cách xưng hô với người thân thuộc xung quanh bé, chẳng hạn như “ba”, “mẹ”, “ông, “bà” v.v…

Đến giai đoạn trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, lúc này trẻ thật sự bước vào thời kỳ then chốt của sự phát triển ngôn ngữ. Trẻ có thể tiếp nhận một lượng lớn thông tin ngoại giới, lưu trữ trong não bộ và sau đó tiến hành học tập, mô phỏng. Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ, dẫn dắt nhiều từ bố mẹ và những người xung quanh, giúp trẻ học nói thuận lợi và chuẩn xác ngay từ bước đơn giản nhất.

Bố mẹ mắc những lỗi này có thể khiến trẻ biết nói nhưng lại không thích nói chuyện

Tuy nhiên, cũng có không ít bà mẹ vô cùng lo lắng khi trẻ nhà mình đã hơn 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói, thỉnh thoảng chỉ gọi “bố, mẹ” rồi thôi, không thể chủ động nói những từ ngữ khác. Cho dù bố mẹ dạy trẻ nói theo thì phát âm cũng không chuẩn. Bề ngoài trẻ vẫn thích chơi đùa và thậm chí bắt chước các bạn khác nhưng về ngôn ngữ và hành vi thì không hoàn thiện đúng với lứa tuổi.

Nếu con bạn vẫn chưa biết nói, hoặc chỉ nói được một số ít từ dù đã 2 tuổi thì có thể trẻ gặp trở ngại về mặt ngôn ngữ. Ngoài việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ hay chuyên gia tâm lý thì bố mẹ và người thân cũng cần nhìn nhận lại xem trong cách giáo dục trẻ, bạn có mắc phải những lỗi phổ biến sau đây hay không.

Bố mẹ mắc những lỗi này dễ khiến trẻ chậm nói hoặc trẻ biết nói nhưng lại không có niềm yêu thích về ngôn ngữ

Bố mẹ mắc những lỗi này có thể khiến trẻ biết nói nhưng lại không thích nói chuyện

Cho trẻ tiếp xúc với đồ công nghệ quá sớm và thường xuyên

Có thể vì lý do công việc bận rộn hoặc điều kiện không cho phép bạn ở bên cạnh bé thường xuyên, nhưng nếu vì vậy mà bạn “giao phó” trẻ cho các món đồ điện tử, bao gồm cả tivi, điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính v.v… đề sẽ gây bất lợi cho việc học nói của trẻ.

Dù hiện đại và tiện lợi thế nào thì đồ vật cũng không thể giao lưu trực tiếp với trẻ, có chăng chỉ là cách truyền đạt ngôn ngữ một cách bị động và máy móc. Vì vậy, nếu để trẻ suốt ngày chỉ biết chơi với “màn hình” thì sự phát triển khả năng nói và diễn đạt của trẻ sẽ gặp trở ngại không nhỏ.

Thức ăn quá “nát nhuyễn” cũng có thể ảnh hưởng đến chuyện trẻ tập nói

Bố mẹ mắc những lỗi này có thể khiến trẻ biết nói nhưng lại không thích nói chuyện

Rất có thể nhiều người ngạc nhiên khi nghe đến lý do này, đa số các bà mẹ đều lo lắng trẻ còn nhỏ, răng mọc chưa hoàn thiện sẽ khó nhai và khó tiêu hóa. Vì vậy, mẹ thường chế biến các món ăn cho trẻ ở trạng thái mềm, nhuyễn quá mức cần thiết.

Thường xuyên ăn thức ăn như thế sẽ khiến các cơ khoang miệng không được rèn luyện và phát triển, dẫn đến việc trẻ phát âm không chuẩn, thậm chí có thể nói ngọng hay nói lấp chữ.

Bố mẹ mắc những lỗi này có thể khiến trẻ biết nói nhưng lại không thích nói chuyện

Trẻ chưa nói thì bạn đã hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu

Trẻ con thường hay dung tay để chỉ và “ư a” biểu đạt rằng trẻ muốn gì đó. Mẹ luôn là người nhanh chóng hiểu được nhu cầu của trẻ và vội vàng đáp ứng ngay mà không hướng dẫn và thúc đẩy trẻ nói ra ý muốn của mình. Thói quen này lâu ngày khiến trẻ lười phát âm, hoặc lúc muốn diễn đạt thì trở nên lúng túng.

Người lớn nói quá nhanh, trẻ theo không kịp

Bố mẹ mắc những lỗi này có thể khiến trẻ biết nói nhưng lại không thích nói chuyện

Có thể do thói quen nên người lớn thường nói với tốc độ của mình mà không để ý rằng trẻ còn nhỏ sẽ khó theo kịp bạn. Trẻ luôn cần trải qua quá trình “nghe è hiểu è đáp” với tốc độ khá chậm. Nếu bạn nói nhanh, trẻ sẽ khó tiếp nhận thông tin, đồng thời não và ngôn ngữ không đồng bộ được nên khiến trẻ không thích nói chuyện.

Bạn luôn chỉ trích khả năng phát âm của trẻ

Bố mẹ mắc những lỗi này có thể khiến trẻ biết nói nhưng lại không thích nói chuyện

Khi trẻ học nói, giai đoạn đầu luôn sẽ có hiện tượng nói không rõ ràng, phát âm không chuẩn. Nếu bố mẹ mất kiên nhẫn hoặc không đủ tinh ý có thể sẽ làm tổn thương trẻ bởi những lần chỉ trích hoặc chê cười. Điều này khiến trẻ ngày càng mất tự tin và không thích học nói nữa.

Thiên Khuê

Nguồn: Sohu, Sina

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phụ nữ sống bằng tiền của mình: Cực thân một chút mà an lòng

Đọc nhiều nhất