Người mẹ sinh con tại nhà lên tiếng về việc tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt dây rốn cho con

Người mẹ sinh con tại nhà lên tiếng về việc tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt dây rốn cho con

2018-03-06 10:57
- Xung quanh những nghi vấn về câu chuyện sinh con tại nhà, tự tay đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt dây rốn cho con, người mẹ đã chính thức lên tiếng.

Hình ảnh và câu chuyện sinh con thuận tự nhiên tại nhà , mẹ tự tay đỡ đẻ cho con, không chích ngừa, không cắt dây rốn cho con... vẫn tiếp tục gây xôn xao khắp mạng xã hội. Liên lạc với chủ nhân facebook A.M - người tự nhận mình là người mẹ Hưng Yên đã sinh con theo phương pháp trên, chị A.M vẫn tiếp tục từ chối trả lời mọi câu hỏi xung quanh nghi vấn về câu chuyện của mình. 

Tuy nhiên, ít giờ sau, người mẹ này đã đăng tải một bài viết trên facebook cá nhân chia sẻ về vụ việc gây sốt trên mạng. Trước hết, chị A.M xác nhận mình chính là mẹ đã sinh ra em bé theo phương pháp thuận tự nhiên và áp dụng liên sinh tại nhà. Người mẹ này cho biết mình có hai facebook, một là tài khoản có tên A.M, một tài khoản có tên C.C (tên con gái lớn). Chính vì lý do này mà trên mạng xã hội đã lan truyền nghi vấn cho rằng câu chuyện này không phải của chị và bức ảnh chụp em bé mới sinh không phải con chị. 

Hai thông tin được người mẹ A.M xác nhận trên facebook cá nhân là chia sẻ từ 2 facebook khác nhau nhưng đều là của chị quản lý. 

Theo chia sẻ trên facebook cá nhân, đây là lần thứ hai chị A.M sinh con. Lần sinh con đầu lòng, chị đã sinh con ở bệnh viện nhưng lần này, chị chọn sinh con tại nhà. "Mình đã có một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng suốt 39 tuần và chuyển dạ cũng không hề đau đớn như lần sinh em bé thứ nhất ở viện. Lúc chuyển dạ chỉ có cơn co đau tức thúc xuống dưới trong khoảng 10 phút và mình sinh em bé khá dễ dàng. Cả hai mẹ con đều ổn". 

Chị A.M lên tiếng về câu chuyện sinh nở gây xôn xao khắp mạng xã hội của mình. 

Quá trình mang thai, người mẹ này siêu âm các mốc 12, 22, 32 tuần. Đến 36 tuần, chị cũng làm hồ sơ sinh, thử máu và nước tiểu, chạy máy moniter nhưng vì có ý định sinh con ở nhà nên không quan tâm nhiều. Đến thời điểm chuyển dạ, chị A.M có các cơn đau thúc xuống khoảng 10 phút là con ra luôn: "Mình sinh con ở tư thế quỳ, rặn 3 hơi là con ra rồi tự lau cho con và ôm con da tiếp da. Thực ra lúc mình đau và leo lên giường, chồng có chạy đi gọi bà đỡ vì lo nhưng bà đỡ đến mình đã sinh rồi, bà chỉ giúp vệ sinh thôi". 

Chia sẻ thêm về quá trình sinh nở, bà mẹ này viết: "Đó là kết quả của việc tu tập, nghiên cứu và chuẩn bị vô cùng nghiêm túc của cả hai vợ chồng, mọi thứ diễn ra thuận lợi giống như những gì bọn mình đã dự tính chứ k phải sự nhắm mắt làm liều và ăn may". Một vài kiến thức người mẹ A.M có nhắc đến đó là: theo dõi cơ thể khi chuyển dạ, gõ kích hoạt não bộ theo để giảm căng thẳng bớt cảm giác đau đớn, lắc hông khi có cơn co để em bé nhanh di chuyển xuống đường sinh và lấy hơi rặn theo bản năng để đỡ mất sức. 

Về những quan điểm trái chiều xung quanh vụ việc, chị A.M cũng nhắn nhủ: "Mình không hề viết một dòng nào liên quan đến việc phủ nhận vai trò của bệnh viện hay lên án việc sinh con ở bệnh viện và xúi giục các mẹ khác học theo mình, mình chỉ động viên các mẹ đang nghiên cứu phương pháp này giống như mình sẽ có thêm niềm tin là nó không hề bất khả thi như mọi người nghĩ. Đó là lý do mình đăng bài trong Hội thai sản thuận tự nhiên chứ không đăng bài trên trang cá nhân. 

Mặc dù lựa chọn sinh con tại nhà không nhờ đến sự hỗ trợ của y tế nhưng bà mẹ đến từ Hưng Yên cho biết sau khi sinh, sức khỏe của hai mẹ con đều ổn, bản thân chị có thể tự túc được các sinh hoạt hàng ngày sau khoảng 1 tuần. Rất hài lòng và hạnh phúc về lần sinh nở này nên chị dùng số tiền dự kiến chi phí khi sinh con ở viện để gửi 2 quỹ từ thiện và làm vài việc ý nghĩa nhân dịp năm mới. 

Mỗi sản phụ sẽ có những lựa chọn phương pháp sinh nở riêng phù hợp với điều kiện và mong muốn của mình. Nếu muốn sinh con tại nhà, ngoài việc tìm hiểu thật kĩ các kiến thức khoa học, các mẹ cũng nên lưu ý đến  cảnh báo của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài Đức, Nguyên Viện trưởng viện Sức khỏe sinh sản và gia đình : "Việc sinh tại nhà sản phụ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai biến như bong huyết, mất tim thai (do không theo dõi được tim thai). Trong trường hợp xảy ra tai biến sản phụ và người nhà sẽ không thể xử lý kịp sẽ nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và con".   

Theo TQ/Helino

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 bộ phận 'cực phẩm' của gà xếp lên mâm tranh nhau gắp nhưng lại chứa nhiều chất độc, nhất loại thứ 3

Đọc nhiều nhất