Muốn giảm nguy cơ sinh con ra bị bệnh Down, mẹ bầu không nên bỏ qua một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Tin liên quan
Thế nào là một em bé mắc bệnh Down?
Bệnh Down là bệnh gây ra do thai nhi thừa một nhiễm sắc thể số 21. Sự ra đời của một em bé mắc bệnh này liên quan mật thiết đến các yếu tố như di truyền và môi trường. Người mắc bệnh Down có các đặc điểm trên khuôn mặt giống nhau như sống mũi tẹt, mắt xếch và lưỡi nhô ra. Những người này về cơ bản không có khả năng tự chăm sóc bản thân mà phải nhờ tới sự trợ giúp của người khác. Tần suất cứ 800-1000 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh Down. Thông thường, căn bệnh này không di truyền.
Có thể biết được nguy cơ sinh ra một em bé mắc bệnh Down?
Mẹ bầu có thể biết được thai nhi có khả năng mắc bệnh Down hay không bằng cách thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trong thời gian mang thai. Cụ thể:
- Khi thai nhi được 11-14 tuần, mẹ bầu cần được xét nghiệm máu (double test) và siêu âm đo độ mờ da gáy, phương pháp này có khả năng phát hiện thai nhi mắc bệnh Down với độ chính xác hơn 80%.
- Từ tuần thứ 15-22, mẹ bầu xét nghiệm máu (tripple test), độ chính xác cũng lên đến 80% khi chuẩn đoán down. Nếu nguy cơ thai mắc bệnh cao, tỷ lệ 1/250 thì bác sĩ chỉ định chọc ối, kết quả chính xác lên đến 99%.
Bên cạnh đó, muốn phòng tránh căn bệnh này ở con thì người mẹ trước khi mang thai cũng nên khám sức khỏe, đặc biệt trong trường hợp gia đình có người mắc bệnh Down hoặc đã sinh một bé mắc bệnh này. Việc mang thai khi ở độ tuổi muộn, thường là sau 35 tuổi hay làm việc trong môi trường hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ đẻ con mắc bệnh Down.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất