Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Lê Huyền 2020-04-27 06:00
- Hành trình luyện ngủ cho bé Nhôm của chị Ngọc Hân (27 tuổi, sống tại Hà Nội) đã truyền cảm hứng, cho hàng ngàn ba mẹ khác nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con khoa học.

Với các ba mẹ, sinh con ra thử thách lớn nhất là nếp ăn nếp ngủ của con lộn xộn, làm cuộc sống của gia đình đảo lộn. Nhiều bà mẹ vì vừa kích sữa vừa rèn nếp cho con, mà trở nên khủng hoảng stress dài ngày. Không phải ai cũng đủ kiên trì và rèn con thành công. Tuy nhiên, chị Ngọc Hân – mẹ bé Nhôm đã dùng tình yêu từ trái tim mình, để lắng nghe đọc hiểu tiếng khóc của con rèn nếp cho con thành công chỉ trong 7 ngày.

Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Chị Ngọc Hân và bé Nhôm (Ảnh: NVCC)

Được biết, chị Hân là người có rất nhiều kinh nghiệm nuôi con. Hiện tại, bà mẹ trẻ đang đảm nhiệm vai trò Ban quản trị của một group nuôi con, nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như học hỏi của các bà mẹ bỉm sữa.

Nói về động lực kiên trì với phương pháp luyện ngủ không nước mắt của mình, chị Hân chia sẻ: “Xuất phát từ một người mẹ yêu con như bao người mẹ khác, mình sử dụng bản năng để nuôi lớn con bằng tình yêu thương. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là yêu thương mù quáng, đó là lý do mình đã tìm hiểu rất nhiều phương pháp nuôi dạy bé từ 0-1 tuổi, chú trọng giáo dục trí thông minh cảm xúc cho con, để con tự tin đi ngủ không tiếng khóc”.

Lưu ý với phản xạ moro và các em bé mới sinh

Bà mẹ trẻ cho hay, bản chất của việc luyện ngủ cho con đó là mô phỏng môi trường thân thiện, như trong túi ối ấm áp và chặt kín của mẹ để con dễ dàng đi ngủ. Tuy nhiên, chị khuyên các ba mẹ không quấn con ngay khi con vừa sinh ra đời, nên cho con có một thời gian gọi là giai đoạn chuyển tiếp.

Vì trong bụng mẹ, em bé cuộn tròn và nằm trong nước ối, không cảm nhận được trọng lực. Nên khi ra khỏi bụng mẹ, con sẽ khó làm quen ngay với cảm giác chới với nặng nề của cơ thể mà dẫn đến giật mình – phản xạ này gọi là phản xạ moro. Vì vậy với các bé mới sinh ra đời, mẹ nên làm ổ cho con và đặt con nằm nghiêng thay vì quấn con lại, ép con phải nằm thẳng người hoặc nằm ngửa, đều tăng phản xạ moro gây khó chịu cho con. Với cách làm ổ này sẽ giảm được đáng kể tiếng khóc hoặc phản ứng của con với quấn, thậm chí nhiều bé khi con ngủ ổ đã quen là không cần phải quấn và cai quấn nữa, hình thành thói quen đi ngủ rất lành mạnh.

Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Bé Nhôm được mẹ luyện ngủ từ 3,5 tháng tuổi (Ảnh: NVCC)

Quy trình luyện ngủ cho con

Theo đó, hành trình luyện ngủ cho con đượ chị Ngọc Hân chia sẻ cụ thể như sau:

Đọc vị tín hiệu buồn ngủ của con rồi quấn hoặc đặt con vào ổ: Mẹ bé Nhôm cho rằng, việc đọc vị tín hiệu buồn ngủ của con rất quan trọng, với các em sơ sinh một ngày ngủ 3-4 cữ, nếu ba mẹ bỏ qua thời điểm con buồn ngủ thì khi đưa con vào môi trường ngủ rất dễ làm con bị quá giấc, mệt mỏi. Ba mẹ hãy tập ghi lại lịch sinh hoạt của con, trước khi áp dụng EASY và quy trình luyện ngủ, đồng thời học cách lắng nghe tiếng khóc của con để giao tiếp với con.

Đưa con vào môi trường ngủ: Mẹ Nhôm sau khi quấn bé sẽ bế bé vào phòng đã kéo rèm, tắt điện và bật điều hoà hoặc quạt mát để tạo môi trường ngủ dễ chịu nhất cho con.

Bế vác thư giãn đung đưa theo nhịp điệu: “Sau khi đã quấn con và đưa bé vào môi trường ngủ đã chuẩn bị sẵn. Mình đọc một bài thơ “giờ đi ngủ” có âm điệu chầm chậm dễ chịu để con thư giãn và yên tâm. Cơ thể con sẽ thả lỏng dần, thì chuẩn bị đặt bé vào cũi khi con vẫn còn thức. Thời gian bế thư giãn thường 15-20 phút. Sẽ giảm dần xuống 5 phút nếu con hợp tác hoặc thuần thục tín hiệu ngủ rồi”, chị Hân hướng dẫn.

Đặt con vào cũi khi đã thư giãn và còn thức, sử dụng nút chờ giới hạn: khi con đã thả lỏng và dễ chịu, chị Hân đặt con vào cũi kèm lời nhắn “bây giờ đến giờ đi ngủ rồi, mẹ sẽ đặt xuống cũi và con nhắm mắt vào ngủ nhé”, lặp đi lặp lại trong quá trình đưa con vào giấc. Nếu bé mới tập làm quen tự ngủ, mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé theo nhịp điệu thêm 3 phút để con an tâm hơn và dễ chìm vào giấc ngủ. Nếu con khóc ba mẹ cũng vỗ 3 phút và ghé vào tai con, thì thầm để làm dịu cơn khóc và rời đi để con có cơ hội tự ru ngủ. Nút chờ tối đa 3 phút sử dụng cho các em bé trên 6 tuần tuổi.

Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Va thành công chỉ trong vòng 1 tuần (Ảnh: NVCC)

Ti giả và tiếng ồn trắng

Chia sẻ rõ hơn về vấn này, chị Hân cho biết ti giả đáp ứng nhu cầu bú mút của con, với phần lớn các bé ti giả sẽ làm bé ngừng khóc và tập trung vào giấc ngủ. Tiếng ồn trắng là tiếng ồn mô phỏng tiếng động như trong bụng mẹ của con làm giảm các âm thanh từ môi trường dễ khiến con giật mình.

Các lưu ý để tăng khả năng thành công khi luyện ngủ cho các bé

Thông qua kinh nghiệm cũng như kiến thức học hỏi của mình, chị Hân đưa ra một số lưu ý để khiến việc luyện ngủ cho bé trở nên “bất bại” như sau:

- Với những em bé nhỏ, việc luyện ngủ cho con còn một yếu tố quan trọng phải bổ sung vào hoạt động thường ngày, chính là da tiếp da. Các mẹ đừng ngại việc con da tiếp da nhiều với mẹ, sẽ thành bám mẹ và phụ thuộc. Da tiếp da lúc con thức, con chơi vừa giúp con tăng giác quan cảm xúc cảm giác, vừa gia tăng sự tin tưởng và tự tin của con. Với những em bé được bố mẹ tiếp xúc và phát triển cảm xúc tốt, khi con đi ngủ tự lập là trạng thái đi ngủ tự nhiên, chứ không phải cố gắng tự ru ngủ vì biết bố mẹ sẽ không hỗ trợ mình nữa.

Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Mẹ đảm Hà Thành luyện con tự ngủ xuyên đêm không tiếng khóc từ 3,5 tháng không cần mẹ bế ẵm hay hát ru

Con là cô bé ngoan ngoãn, thông minh có nếp sinh hoạt rất khoa học (Ảnh: NVCC)

- Với những em bé nhỏ, việc luyện ngủ ngay sẽ dẫn tới tỉ lệ thành công rất cao, tuy nhiên với những em bé lớn (trên 4 tháng) việc luyện ngủ sẽ phụ thuộc vào độ tin tưởng của con trẻ, với người chăm sóc mình.

Các mẹ không nên thi gan với con bằng nút chờ kéo dài (10-20 phút). Giai đoạn này các con đã biết nhận thức, biết tới mẹ và bố là ai rồi. Để con tự ngủ tốt ngoài 4s – 5s ra, các mẹ chú ý tạo liên kết và sự tin tưởng với con nhiều nhất, bằng việc thì thầm trước khi ngủ.

Việc thì thầm này có thể kéo dài trước khi đặt con xuống cũi 15 phút, sau khi con đã đi vào giấc ngủ nông 10-15 phút nữa. Thông điệp các mẹ có thể sử dụng để nói với con, là sự cài đặt tiềm thức cho con, vừa giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, vừa giúp lập trình bộ não cho con bằng những suy nghĩ tích cực. Ví dụ như : “em Nhôm là em bé đáng yêu, tự tin, can đảm và hạnh phúc. Nhôm thích đọc sách, chơi trò chơi và nói chuyện với mẹ mỗi ngày. Nhôm là em bé tự lập nên Nhôm rất thích tự ngủ không cần mẹ can thiệp, Nhôm yên tâm và tin tưởng vào mẹ…” những lời thì thầm như thế thực sự có tác dụng rất lớn không chỉ giúp cho việc luyện ngủ mà còn tăng khả năng tương tác và sự tin tưởng giữa hai mẹ con”, chị Ngọc Hân nhấn mạnh.

Lê Huyền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Loạt người đẹp hết lộ ngực đến 'vùng cấm địa' trên đấu trường nhan sắc quốc tế

Đọc nhiều nhất