Mẹ ba con tập Kegel để hết chứng són tiểu sau sinh
Tin liên quan
Không thể kiểm soát được việc tiểu tiện sau sinh, Faith Tan cảm thấy bối rối vô cùng. Nhưng sự cố này không chỉ xảy ra một lần. Faith đã có một quãng thời gian khó khăn khi cố gắng sinh đứa con thứ ba của mình.
"Tôi đã không nghiêm túc xem xét vấn đề này, vì vậy tôi xuất viện mà chẳng thông báo với bác sĩ", bà mẹ 40 tuổi cho biết. Cô sinh thường cả ba con.
Faith bảo cô đã không còn niềm tin rằng lại có thể kiểm soát được bàng quang của mình. Thay vào đó, tiểu són ít nhất 5-6 lần mỗi ngày đã trở thành chuẩn mực mới với Faith.
Nhớ lại tuần đầu tiên sau sinh, cuộc sống của bà mẹ ba con luôn không thể thiếu chiếc bỉm quần dành cho người lớn. Lượng nước tiểu nhiều đến mức ngay cả chiếc bỉm bà bầu dày nhất, dễ thấm nhất cũng không đáp ứng được.
"Tôi vẫn ổn khi ngồi ở một vị trí. Nhưng lúc đứng dậy, nước tiểu cứ thế chảy ra. Thật xấu hổ với người giúp việc mới và những đứa trẻ khi họ nhìn thấy cảnh tượng đó", Faith nói.
Những ngày bình thường, Faith phải thay ít nhất 2 chiếc bỉm. Và để tránh làm mình bị ướt, cứ mỗi nửa giờ, cô lại đi vệ sinh một lần. Bà mẹ ba con cũng hạn chế uống nước để giảm việc tiểu són.
"Vấn đề trở nên tồi tệ hơn mỗi khi tôi uống thứ gì đó. Nhưng tôi không thể không uống nước vì tôi liên tục cảm thấy khát khi cho con bú", cô nói thêm.
Việc tiểu són còn xảy ra bất cứ lúc nào Faith cười hoặc ho.
Ảnh minh họa.
Không chỉ mất kiểm soát với bàng quang, Faith còn bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì cô mặc bỉm suốt cả ngày. Cô từng phải vào khoa cấp cứu sau khi sinh con 2 tuần.
"Đau đớn khủng khiếp nhưng tôi không muốn thừa nhận vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tôi cho con bú", Faith nhớ lại. "Rất may, các bác sĩ đã cho tôi uống thuốc và tôi không phải nhập viện".
Vào tuần thứ 3 sau sinh, Faith cảm thấy kiệt sức vì những nỗi buồn trỗi dậy trong con người cô. "Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ trải qua tất cả những điều đó trong vòng một tháng bị ở cữ. Tôi đã không được nghỉ ngơi chút nào, cảm thấy rất hụt hẫng và lạc lõng vì không biết phải làm gì", bà mẹ người Singapore nói.
Trong một nỗ lực cuối cùng để cải thiện tình hình, Faith đã hẹn gặp chuyên gia và được khuyên nên thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ xương chậu. Bác sĩ của Faith cho biết những điều cô trải qua là hoàn toàn bình thường với một bà mẹ đã 3 lần sinh nở. Tuy vậy, những lời này dường như cũng chưa khiến Faith yên tâm. "Tôi đã rất sợ. Mất bao lâu để tôi lại kiểm soát được bàng quang của mình?", cô nói.
Trước đây, Faith chưa từng biết đến các bài tập đó. Cô cũng không tuân thủ các biện pháp kiêng cữ truyền thống khi sinh hai con.
"Con thứ hai của tôi sinh non ở tuần thứ 28, vì vậy tôi ít có cơ hội để kiêng", Faith nói. "Còn giờ, tôi làm mẹ khi đã lớn tuổi, tôi có kế hoạch nghỉ ngơi tốt. Nhưng cuối cùng, tôi lại gặp phải tất cả những vấn đề này".
Tuy vậy, xét ở một mặt khác, những rắc rối sau sinh lại tạo động lực cho Faith chăm sóc bản thân tốt hơn. Cô thực hiện các động tác Kegel mỗi ngày mà không có trở ngại gì, và sử dụng thảo mộc truyền thống để điều trị vùng xương chậu. Cô cũng học cách chia sẻ việc chăm sóc con trẻ với mọi người.
"Tôi nghĩ rằng chồng đã cảm thấy rất thương tôi và cố gắng gần gũi hơn với bé. Ví dụ, anh ấy và người giúp việc sẽ thay phiên nhau bế bé. Tôi chỉ bế bé khi đang ngồi để giảm áp lực lên bàng quang", bà mẹ ba con cho biết.
Với những nỗ lực đó, chứng đi tiểu thiếu tự chủ của Faith đã giảm dần khi con cô được 2 tháng tuổi.
"Nếu tôi tập luyện cơ xương chậu trước khi sinh con thứ 3, chứng són tiểu có thể không tệ đến vậy", Faith chia sẻ lời khuyên của mình với các bà mẹ khác. "Đừng đợi đến khi bạn sinh em bé thứ hai hoặc thứ ba mới bắt đầu tập cơ vùng sàn chậu. Hãy làm điều đó ngay bây giờ".
Theo ngoisao.net
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất