Mẹ 8x chỉ cách chế biến hải sản hết tanh, bé ăn ngon lành, mau lớn
Tin liên quan
Khi bé Kem (con gái chị Thoa) bắt đầu làm quen với các bữa ăn mặn, thì chị đã lên lịch khá rõ ràng về việc ăn hải sản: ví dụ, cho bé làm quen cá thịt trắng từ sau 7 tháng, còn các hải sản như tôm nước lợ, tôm sông, cua đồng từ tháng thứ 8, lươn, mực tháng thứ 9…
Theo chị Thoa: “Đa số hải sản đều có vị tanh và khai nên mình thường dùng rau gia vị như hành tím, tỏi, hành lá, rau răm, gừng, xả, ngò rí, rau cần, sữa tươi...vv . Cách chế biến quen thuộc là hấp chín rồi đem đi xào với dầu ăn và rau gia vị”.
Bà mẹ 8x xinh đẹp lần đầu nuôi con nhỏ.
Hải sản thường rất giàu đạm và canxi nên được chị Thoa áp dụng vào bữa ăn hàng ngày cho bé nhưng do nhu cầu hệ tiêu hoá còn non nớt của con nên điều chị rất cần lưu ý là chọn hải sản tươi sống, không ăn hải sản chết vì dễ gây ngộ độc. Trong hải sản chứa kí sinh trùng và vi trùng có hại cho đường ruột của bé nên cần lưu ý phải chế biến thật kĩ và phải chín tuyệt đối không cho bé ăn hải sản chưa chín.
Sau một thời gian tập cho bé ăn hải sản, chị Thoa chia sẻ: “Bé nhà mình rất hợp tác với mẹ khi ăn hải sản tanh. Hầu như bữa ăn nào cũng ngồi nghiêm túc ăn. Trừ khi bệnh hay giai đoạn khó ở của bé, còn đâu với những cách chế biến của mẹ, thì bé luôn ăn hết veo”.
Bé Kem hiện đang được hơn 9 tháng, rất đáng yêu, ăn ngoan nhờ những công thức ăn dặm của mẹ.
Một số loại hải sản, thủy sản được chị Thoa đặc biệt tin tưởng dùng cho con đó là: lươn, cá, mực, tôm, cua đồng…
Theo tìm hiểu, chị Thoa biết được thịt lươn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci rất tốt cho bé, nên mỗi tuần, chị cho bé ăn một bữa với lươn.
“Lươn có 2 cách để sơ chế để đỡ tanh. Một là lươn để nguyên con bóp với muối hoặc tro cho hết nhớt, đem hấp chín, sau đó gỡ lấy riêng thịt lươn. Phần xương bằm nhuyễn lấy nước nấu cháo, đối với cách này máu trong lươn vẫn giữ được đầy đủ vì máu lươn rất tốt. Hai là lươn bóp muối hoặc tro cho sạch rồi đem đi mổ sẽ làm sạch phần ruột lươn. Đối với cách này máu trong lươn sẽ mất đi 1 ít, sau đó làm tương tự như trên”, chị Thoa cho biết.
Dưới đây là một số công thức nấu cháo cho bé từ thủy hải sản ngon lành mà đơn giản, các mẹ có thể tham khảo:
Cách nấu cháo lươn, khoai môn, và rốt như sau:
Lươn: hấp chín gỡ thịt bằm nhuyễn xào với hành lá Khoai môn, cà rốt : hấp chín nghiền nhuyễn.
Cháo nấu chín nghiền tuỳ độ thô của bé rồi cho cà rốt, khoai môn vào khuấy đều trong 2-3 phút.
Cuối cùng, cho lươn xào vào, đun thêm khoảng 5 phút là được. Múc ra bát, để nguội bớt rồi cho bé ăn khi cháo còn âm ấm, để đỡ tanh.
Cách nấu cháo tôm, cải xanh như sau:
Tôm hấp chín gỡ hết vỏ và phần chỉ trên sóng lưng tôm và bụng tôm. Sau đó, bằm nhuyễn xào với ít hành tím.
Rau cải : chần sơ qua nước sôi cho an toàn bằm nhuyễn.
Cháo nấu chín cho tôm và rau cải vào khuấy đều 2-3 phút rồi tắt bếp. Chú ý, nếu đã xào tôm với dầu thì không cần cho dầu ăn vào cháo.
Công thức nấu món cháo cá, thu cà chua, hành tây như sau:
Cá thu: ngâm với sữa tươi rửa sạch đem đi hấp hoặc có thể hấp với gừng.
Cà chua : hấp chín ,bỏ hạt,vỏ nghiền nhuyễn.
Hành tây: hấp chín bằm nhuyễn.
Cháo nấu chín nghiền hoặc giữ nguyên vẹn cấu trúc nếu bé ăn thô tốt. Sau đó, cho cá thu vào, tiếp theo là cà chua và hành tây, rồi khuấy đều 2 -3 phút, tắt bếp, nêm thêm dầu của bé vào.
Chia sẻ với PV emdep, chị Thoa cho rằng: “Mình thấy do nhu cầu mỗi bé phát triển và hấp thụ khác nhau nên các mẹ đừng quá quan trọng câu chuyện cân nặng của con. Miễn sao con ăn ngon miệng, chơi ngoan, khoẻ mạnh, học kĩ năng tốt là được”.
Châu Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất