Mang thai tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt: 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh

Mang thai tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt: 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh

Quỳnh Trang 2020-10-01 09:30
- Khi mang thai, mẹ bầu không nên duy trì thói quen tắm lâu, kỳ cọ thật kỹ như thời còn son dỗi nữa.

Khi mang thai, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến cơ thể của mình. Một chút va chạm cũng có thể khiến bạn dễ bị tổn thương. Ngay cả chuyện tắm khi mang thai, mẹ bầu cũng cần cẩn trọng. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi tắm để đảm bảo mẹ được sạch sẽ và thai nhi khỏe mạnh.

Tuần suất tắm khi mang thai

Khi mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra nhanh hơn. Da bạn sẽ tiết dầu và mồ hôi nhanh hơn người bình thường, vì vậy bạn cần tắm thường xuyên hơn một chút. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên tắm 1 lần/ngày, có thể tắm 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nếu vì lý do nào đó bạn không thể tắm, bạn cũng nên lau người bằng nước ấm để giữ cho làn da được sạch sẽ.

Mẹ bầu tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt! 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh

Kiểu soát thời gian tắm

Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà tắm tương đối cao, không gian nhỏ hẹp, tắm đòi hỏi nhiều thể lực hơn. Nếu tắm quá lâu, mẹ bầu dễ bị chóng mặt, thiếu oxy và các vấn đề khác. Không những thế, tắm quá lâu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, trong trường hợp nặng còn có thể khiến thai nhi bị ngạt. Vì vậy, các mẹ bầu không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm mỗi lần 20 phút là đủ.

Mẹ bầu tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt! 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh

Nhiệt độ nước phù hợp

Mùa hè, thời tiết tương đối nóng nhưng mẹ bầu không được tắm nước lạnh cho mát vì có thể gây co mạch, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi tắm, mẹ bầu nên tắm nước ấm, khoảng 38 độ C.

Mẹ bầu tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt! 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh

Đứng khi tắm

Khi ngồi tắm, vi khuẩn dễ xâm nhập và âm đạo, gây nhiễm trùng đường tiểu, sốt, đau bụng và các vấn đề khác. Vì vậy, mẹ bầu nên đứng khi tắm. Để tránh trường hợp mẹ bầu bị trượt ngã khi tắm, các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị thảm chống trượt ở nhà tắm.

Mẹ bầu tắm lâu, thai nhi dễ bị ngạt! 4 lưu ý khi tắm để mẹ bầu sạch sẽ, thai nhi khỏe mạnh

Tựu chung lại, các mẹ bầu quả thực cần cẩn thận khi tắm để bảo vệ cho bản thân và thai nhi. Trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể tắm một mình. Nhưng khi cơ thể nặng nề hơn, mẹ bầu nên tắm cùng người khác để phòng tránh tai nạn.

Quỳnh Trang/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đông qua xuân đến, 3 người mệnh này phúc ấm, công việc có bước phát triển mới

Đọc nhiều nhất