Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé

Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé

Quỳnh Trang 2019-08-21 09:30
- Trẻ có thể kiểm soát nước tiểu của mình từ năm 3 tuổi. Vì vậy trong giai đoạn này, bố mẹ nên bắt đầu cai bỉm và dạy cho bé cách tự đi vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ nhận thấy rằng, bé có thể tự đi tiểu vào ban ngày nhưng vẫn tè dầm vào ban đêm. Vì sao lại như vậy?

Yếu tố môi trường

Trên thực tế, đối với hầu hết trẻ em, các yếu tố môi trường là nguyên nhân chính gây ra tè dầm. Vì dung tích bàng quang của trẻ nhỏ tương đối thấp. Bé uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc ăn trái cây lợi tiểu, cơ thể hấp thụ quá nhiều nước vượt quá dung tích bàng quang khiến trẻ tè dầm. Ngoài ra, do dây thần kinh của trẻ rất nhạy cảm, nếu môi trường ngủ đột ngột thay đổi hoặc khi khí hậu lạnh, khả năng trẻ tè dầm sẽ tăng lên. Vì vậy, bố mẹ nên tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé, giữ nhiệt độ trong phòng phù hợp, tốt nhất nên chuẩn bị đồ ngủ bằng vải cotton cho bé. Ngoài ra, bố mẹ nên chuẩn bị ga chống thấm để bé không làm ướt đệm khi ngủ.

Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé

Yếu tố sinh lý

Trong trường hợp bình thường, trẻ em sẽ không tè dầm nữa khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, nhiều em bé đã đi học tiểu học nhưng vẫn tè dầm thường xuyên. Có thể những đứa trẻ này có bàng quang chậm phát triển hơn vì vậy các bé không thể kiểm soát được việc đi tiểu. Một số trẻ có độ nhạy cảm bàng quang cao hơn mức bình thường. Nếu trẻ bị kích thích bởi môi trường bên ngoài, chẳng hạn như ma sát từ chăn hoặc chênh lệch nhiệt độ, có thể gây ra tiểu không tự chủ.

Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé

Yếu tố bệnh lý

Nếu trẻ mắc các bệnh về hệ tiết niệu, chẳng hạn như viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, v.v., trẻ cũng dễ tè dầm vào ban đêm. Vì vậy, bố mẹ nên vệ sinh vùng kín của trẻ nhỏ đúng cách, đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm khuẩn, gây viêm. Ngoài ra, nếu trẻ có các triệu chứng như bại não, động kinh, cũng dễ bị tiểu không tự chủ. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra nếu nhận thấy bé đã lớn nhưng vẫn thường xuyên tè dầm.

Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé

Yếu tố di truyền

Ngoài những yếu tố này, chứng tè dầm ở trẻ có liên quan đến di truyền. Nếu bố mẹ thường xuyên tè dầm lúc còn nhỏ, xác xuất di truyền là 70%.

Lý do khiến trẻ lớn rồi mà vẫn tè dầm, thực tế lỗi hoàn toàn không phải do bé

Quỳnh Trang/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Scandal Ngô Diệc Phàm tạo nên cuộc 'phong sát' lớn nhất và lập kỷ lục trên mạng xã hội

Đọc nhiều nhất