Không phải cân nặng, chiều cao mới là điều cha mẹ cần quan tâm để không bỏ lỡ 2 giai đoạn 'vàng' để trẻ phát triển

Không phải cân nặng, chiều cao mới là điều cha mẹ cần quan tâm để không bỏ lỡ 2 giai đoạn 'vàng' để trẻ phát triển

2020-09-23 06:00
- Trong quá trình phát triển, chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng mà cha mẹ cần quan tâm, hơn cả cân nặng.

Trong cuộc sống hiện tại, chiều cao là một trong những yếu tố giúp con trẻ nổi trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng quan tâm tới việc phát triển chiều cao và những vấn đề liên quan. 

Trẻ có thể cao thêm bao nhiêu cm trong một năm?

Thực tế, chiều cao của trẻ phát triển đều đặn, tiêu chuẩn thay đổi theo độ tuổi. Cha mẹ chỉ cần treo bảng đo chiều cao lên tường ở nhà và đo chiều cao của con thường xuyên để tính ra quy luật tăng trưởng chiều cao. Bằng cách so sánh quy tắc này với tiêu chuẩn tăng trưởng, bạn có thể thấy chiều cao của trẻ có tăng bình thường và ổn định hay không.

Không phải cân nặng, chiều cao mới là điều cha mẹ cần quan tâm để không bỏ lỡ 2 giai đoạn 'vàng' để chiều cao phát triển

Nói chung, trẻ em phát triển nhanh nhất khi chúng được sinh ra. Chiều cao của bé 0-1 tuổi có thể phát triển từ 50 cm đến 75 cm. Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều cao dần chậm lại, sẽ có giai đoạn tăng trưởng đỉnh điểm ở tuổi dậy thì, sau đó sẽ chậm lại, cho đến khi hình thành chiều cao cuối cùng.

Trong trường hợp bình thường, chiều cao tăng lên hàng năm như sau:

0-1 tuổi: 25-27 cm

1-2 tuổi: 11-13 cm

2-5 tuổi: 7-9 cm

5-10 tuổi: 5-6 cm

Dậy thì (11-14 tuổi): 6-8 cm

Sau dậy thì và trước 18 tuổi: 1-3 cm

So với mức tăng chiều cao trên, bố mẹ có thể biết được mức tăng chiều cao của con mình.

2 giai đoạn "vàng" phát triển chiều cao của trẻ

Giai đoạn trước 3 tuổi

Không phải cân nặng, chiều cao mới là điều cha mẹ cần quan tâm để không bỏ lỡ 2 giai đoạn 'vàng' để chiều cao phát triển

Từ 0-3 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là chiều cao và cân nặng. Điều cha mẹ cần làm là bảo vệ lá lách và dạ dày của trẻ, chú ý đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng, cho trẻ vận động nhiều hơn và đảm bảo giấc ngủ để giúp trẻ cao lớn.

Giai đoạn tuổi dậy thì

Độ tuổi dậy thì ước chừng là 11-14 tuổi, nhưng ở mỗi trẻ là khác nhau. Nếu cha mẹ nhận thấy rằng các đặc điểm giới tính của trẻ đang bắt đầu phát triển, chẳng hạn như giọng của con trai trở nên ồm hơn, ngực của con gái phát triển và xuất hiện kinh nguyệt.

Trong giai đoạn này, cha mẹ cần phải lưu ý hai điểm:

Một là, ngăn ngừa dậy thì sớm. Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến việc cung cấp dinh dưỡng cho con em mình thông qua nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau. Tuy nhiên nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa hormone khiến trẻ chậm phát triển về giới tính. Nếu dậy thì sớm sẽ khiến quá trình phát triển của trẻ kết thúc sớm, ảnh hưởng đến chiều cao.

Thứ hai, là quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào hormone tăng trưởng, và việc tiết hormone tăng trưởng không thể tách rời với một tâm lý thoải mái và vui vẻ. Nếu trẻ phải chịu quá nhiều áp lực học tập hoặc không khí gia đình không thân thiện, trẻ sẽ khó cao lớn trong trạng thái đầu óc căng thẳng.

Trang Anh/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 người đẹp Việt sở hữu khuôn mặt 'tỷ lệ vàng' khiến bao nhiều người ước ao

Đọc nhiều nhất