Đừng vì lời truyền miệng lại mà gây hại cho trẻ với những cách chăm con sai be bét
Tin liên quan
Cắt tóc khi đầy tháng
Cắt tóc khi đầy tháng là một phong tục ở nhiều nơi. Người ta cho rằng cắt tóc vào thời điểm này sẽ giúp tóc bé mọc lại dài và dày hơn. Tuy nhiên điều này không đúng bởi chu kỳ tăng trưởng tóc nói chung là 2 đến 5 năm, và sau đó bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, dần dần co lại và rụng.
Hơn nữa, da của em bé mỏng và mềm, rất dễ xuất hiện vết đỏ cục bộ sau khi cắt tóc. Trẻ sơ sinh mới đầy tháng cũng khó hợp tác với việc cắt tóc nên có thể dễ dàng làm tổn thương trẻ.
Dùng gối
Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, cột sống vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Vào thời điểm này, cho dù bé nằm thẳng hay nằm nghiêng, đầu và cơ thể đều ở cùng mức độ và không cần gối. Sử dụng gối sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và có nguy cơ bị ngạt thở.
Xi tè sớm
Nhiều gia đình có thói quen xi tè sau khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi. Hơn nữa, nhiều cha mẹ cũng sẽ cố định thời gian để xi tè, điều này có nhiều khả năng gây áp lực tâm lý cho em bé.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên dạy trẻ tự đi vệ sinh từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi này được chuẩn bị về thể chất và tinh thần. Trẻ em học nhanh và cha mẹ tiết kiệm thời gian và công sức.
Cho trẻ ăn muối trước 1 tuổi
Ông bà cho rằng rằng "trẻ em sẽ chán nếu không ăn muối." Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng cần tiêu thụ thêm muối. Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng cần 350 mg natri mỗi ngày. Natri trong sữa và các thực phẩm bổ sung khác là đủ.
Em bé có thể chấp nhận thức ăn ban đầu, và sẽ không cảm thấy vô vị nếu không thêm gia vị. Ngược lại, ăn muối quá sớm sẽ khiến bé không biết mùi vị nguyên bản của thức ăn và ảnh hưởng đến thói quen ăn uống khi trưởng thành.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất