Đi làm cả ngày, mẹ 9X vẫn chuẩn bị đủ bữa nhanh gọn, đa dạng, đủ dưỡng chất cho con, nói ra bí quyết khiến các mẹ học theo ầm ầm
Tin liên quan
Theo chị Nhung, nếu chỉ có một ngày Chủ nhật để chuẩn bị đồ ăn cho bé cả tuần được da dạng, đủ dinh dưỡng, các mẹ nên tham khảo một số tuyệt chiêu như sau:
Lý thuyết áp dụng:
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới -18°c, các thành phần dinh dưỡng như vitamin và chất đạm không bị hỏng, chỉ có chất béo là tiếp tục bị oxi- hóa.
- Khi đông lạnh thực phẩm, nước trong tế bào bị kết tinh lại nên khi rã đông thành phần dinh dưỡng không bị ảnh hưởng. Vì vậy thực phẩm tươi mua về, chia thành từng phần nhỏ và cấp đông, thì có thể bảo quản được lâu mà vẫn giữ được dưỡng chất của nó.
- Nói cách khác, bản chất của việc đông lạnh thực phẩm chính là khóa lại các chất dinh dưỡng trong chúng.
Chị Nhung và bé Shin (Ảnh:NVCC)
Thực phẩm tươi và thực phẩm đông lạnh cái nào tốt hơn?
Chị Nhung đưa ra quan điểm rằng: “Nếu như thực phẩm nhà trồng được, khi nào ăn thì chỉ cần ra hái vào nấu luôn ăn luôn, dĩ nhiên nó thật lý tưởng cho việc đảm bảo đến 90-95% dưỡng chất trong thực phẩm, hương vị cũng thơm ngon hơn. Nhưng thực tế ta không thể nào trồng được tất cả các thực phẩm, và việc có thể đảm bảo 100% dinh dưỡng là không thể.
Vì dinh dưỡng đã bắt đầu thất thoát từ khi hái chúng lên, chưa kể khâu sơ chế và nấu nướng nếu không cẩn thận thì dưỡng chất cũng đã bị thất thoát rồi. Để khắc phục điều này, mẹ nên cho bé ăn đa dạng rau quả trong một bữa để chúng hỗ trợ nhau giúp bé được hấp thu đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết. Mình luôn ủng hộ việc chế biến tươi cho bé, tuy nhiên mình chưa bao giờ loại bỏ việc đông lạnh thực phẩm cho bé và cả nhà”.
Phân loại đông lạnh thực phẩm
Theo mẹ bé Shin, có những kiểu đông lạnh sau:
- Đông lạnh thực phẩm chuẩn bị một món ăn hoàn chỉnh (chưa nấu)
- Đông lạnh thực phẩm tươi sống
- Đông lạnh thực phẩm đã nấu sơ/ nấu chín.
Theo đó, chị Nhung cũng giới thiệu tổng quát về chuẩn bị trước món ăn cho bé, bảo quản một số gia vị thường dùng như các loại rau thơm. Các loại rau củ sẽ có loại bảo quản nhiệt độ thường, hoặc sẽ để ngăn mát để giúp rau tươi lâu hơn,... Nếu muốn chuẩn bị trước bữa ăn cho cả tuần thì có thể chọn phương pháp cấp đông như sau:
Các bước cơ bản để đông lạnh thực phẩm tươi, và chuẩn bị trước bữa ăn đông lạnh cho bé:
Chuẩn bị:
Màng thực phẩm
Túi zip thực phẩm đông lạnh
Hộp lọ nhựa, thủy tinh chuyên dụng, băng dính lụa, bút dạ, ...
Dọn dẹp không gian tủ
Lên thực đơn, món ăn, nguyên liệu, ghi ra những thứ cần mua
Sơ chế thực phẩm
Các bước cơ bản trong bước này thường là nhặt rau củ, bỏ phần héo, úa,.. gọt thái, rửa, chần nếu cần, làm khô, và cho vào túi hộp trữ, loại bỏ càng nhiều không khí ra càng tốt.
Chần là quá trình hấp luộc thực phẩm trong vài phút, sau đó nhanh chóng làm lạnh bằng nước đá. Chần ngăn hoạt động của enzyme làm cho thực phẩm mất dinh dưỡng hay thay đổi hương vị, cấu trúc sau khi đông lạnh. Có thể bỏ qua quá trình chần, bằng cách chỉ cần làm sạch và cắt thái nhỏ chúng (đậu cove xắt nhỏ, cà rốt thái hạt lựu, đậu hà lan không vỏ,..)
Dưới đây là danh sách các loại rau phổ biến, nên luôn luôn được chần trước khi lưu trữ:
Măng tây - Trong nước sôi 2-3 phút cho các miếng lớn hơn nửa inch
Bông cải xanh - Cắt thành đầu nhỏ và chế biến trong nước sôi 2-4 phút
Cà rốt - Thái nhỏ toàn bộ trong 5 phút, thái lát trong 3 phút
Súp lơ - Cắt thành đầu nhỏ và thân cây, chần 3 phút trong nước sôi, thêm muối hoặc nước chanh.
Cần tây - Chần 1 phút trong nước sôi
Ngô - Chần 4 phút, sau đó cắt bỏ hạt trên lõi ngô trong 7 đến 11 phút
Cà tím - cắt thành lát dày nửa inch, chần 4 phút với nước sôi và nước chanh để cắt giảm sự đổi màu. Đậu cove - chần 3 phút, để nguội, để ráo nước và gói
Bí xanh - chần 2-3 phút, để nguội, để ráo nước và gói
Cấp đông thực phẩm: thực phẩm sau khi làm khô, có thể bỏ vào túi zip, loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt, cho vào cấp đông.
Phương pháp đông lạnh hoàn toàn đảm bảo, nếu làm đúng cách và có một số lưu ý sau:
+ Đặt chế độ làm đông nhanh.
+ Nhiệt độ ngăn đá luôn dưới -18°c.
+ Tránh mở tủ quá lâu hoặc hạn chế mở tủ quá nhiều lần làm nhiệt thoát ra ngoài.
+ Dàn mỏng thực phẩm để làm đông nhanh hơn.
+ Nhớ ghi chú ngày làm đông.
+ Sau khi sơ chế hay nấu cho né nên làm mát/ đông càng nhanh càng tốt. Tránh vi khuẩn xâm nhập.
+ Luôn loại bỏ lá bầm dập hay phần thối hỏng ra trước khi cấp đông.
+ Hãy loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt, hoặc sử dụng túi hút chân không trước khi cấp đông.
+ Nếu là tủ đông chuyên dụng có thể bảo quản thực phẩm 3-6 tháng thậm chí là 1 năm. Tuy nhiên với thực phẩm để ngăn đá, đặc biệt là đã sơ chế nên sử dụng trước 1 tháng, thực phẩm đã qua chế biến dưới 1 tuần.
+ Luôn đặt thực phẩm của bé vào nươi lạnh nhất của tủ, với tủ đứng là kệ trên cùng, với tủ ngang là dưới đáy.
Chị Nhung cũng nhấn mạnh rằng, những cách làm trên đều là sự nghiên cứu, tham khảo từ rất nhiều nguồn kiến thức an toàn của chị, các mẹ nên tham khảo trước khi áp dụng. Có thể ở nước ta còn chưa phổ biến lắm hay còn mập mờ, thậm chí nhiều ngưòi vẫn cấp đông hằng ngày mà sử dụng túi nilon ,.. và nhiều cái sai khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình và bé.
Nhưng mẹ bé Shin thấy ở nước ngoài, nhiều mẹ bận rộn rất ưa áp dụng phương pháp này, thậm chí họ còn bán bữa ăn đông lạnh như thế này... Nói vậy không phải là sính ngoại, bà mẹ trẻ chỉ muốn nói rằng, mọi điều đều có hai mặt, do đó cần tìm hiểu kĩ và áp dụng đúng là được, vừa nhàn cho mẹ mà lợi cho bé.
Lê Huyền
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất