Đây là cách dạy bé 1 tuổi rưỡi học tiếng Anh, bà mẹ nào cũng cần lưu lại để áp dụng

Đây là cách dạy bé 1 tuổi rưỡi học tiếng Anh, bà mẹ nào cũng cần lưu lại để áp dụng

Mỹ Mỹ 2017-11-22 15:00
- Từ khi con gái được 1,5 tuổi, chị Hồng Thắm ở Đà Nẵng đã bắt đầu học Tiếng Anh cùng con. Vì thế, khi đến 3,5 tuổi, bé Voi đã có niềm yêu thích lớn với ngôn ngữ thứ hai này.

Chia sẻ với PV Emdep, chị Hồng Thắm cho biết: “Mình xác định ngay từ đầu rằng học Tiếng Anh cùng con là một hành trình dài nên luôn cần sự thoải mái. Vì ở độ tuổi 1,5, bé còn khá nhỏ, thậm chí bé mới bắt đầu nói sõi tiếng Việt, vì thế mẹ cần chia ra các giai đoạn để bé dễ tiếp thu”.

Cụ thể:

- Giai đoạn 1,5- 2,5 tuổi:

Mẹ chủ yếu cho bé nghe nhạc tiếng anh qua các kênh youtube, các bài hát đơn giản. Giai đoạn này, bé luôn nhạy cảm với âm thanh, hình ảnh nên mẹ chủ yếu tập trung dạy con qua các bài hát.

Thời gian đầu chưa có định hướng gì, chị Thắm cũng học thuộc bài hát, tối trước khi đi ngủ mẹ hát một lượt các bài cho bé nghe.

Đây là cách dạy bé 1 tuổi rưỡi học tiếng Anh, bà mẹ nào cũng cần lưu lại để áp dụng

Chị Hồng Thắm ở Đà Nẵng và con gái, bé Voi. 

Sau khoảng 3 tháng, chị cho bé nghe nhạc tự do. Một tháng chị chọn một chủ đề: cơ thể, con vật, thức ăn, hình học, số học, màu sắc, chào hỏi, tạm biệt, gia đình….

Sau đó mình sẽ tìm những clip tổng hợp chủ đề đó trên youtube, nghĩa là một video chỉ nói về một chủ đề thôi, một nội dung, nhưng nhiều hình thức, tầm khoảng 30 phút đến 1 giờ, để bé nghe. Mẹ rảnh thì ngồi nghe với bé, để nắm nội dung, sau đó mẹ cố gắng học thuộc bài hát tối đến hát cho bạn ấy nghe, có thể bắt đầu thêm các câu hỏi đơn giản.

Giai đoạn này chủ yếu, mẹ nói, mẹ tự trả lời, vì bé dù có hiểu cũng chưa trả lời được, bé chỉ có thể dùng tay chân để trả lời, nếu vậy mẹ cũng sẽ nói thành lời câu trả lời của bé”, chị Thắm cho biết.

Một năm đầu tiên, chị Thắm chỉ cho con học Tiếng Anh qua bài hát, và thấy bé bé Voi rất hào hứng. Sau một năm bé Voi có thể đã bắt đầu trả lời được các câu hỏi đơn giản về tất cả các chủ đề mà mẹ cho bé học.

- Giai đoạn 2,5-3,5 tuổi:

Chị Thắm đã thêm chương trình hoạt hình vào chương trình xem tivi của bé. Chị thường chọn các video có phụ đề để mẹ có thể hiểu, nắm bắt cốt truyện để làm tài liệu nói chuyện với bé trước khi đi ngủ.

Xem hoạt hình, bé sẽ bắt đầu hiểu ngữ cảnh để sử dụng nguyên cả một câu, nên mình cũng xác định là cần thời gian học lâu hơn, chứ không thể tiến bộ nhanh như học qua bài hát, bởi vì độ khó tăng lên một bậc, sử dụng câu dài hơn, dùng để đối thoại và phải phù hợp với ngữ cảnh.

Thời gian này, ngoài việc xem tivi cùng bé thì mình bắt đầu tìm sách Tiếng Anh đọc thêm cho bé. Ban đầu bé cũng phản ứng bằng cách chạy đi tìm sách Tiếng Việt đưa cho mình. Những lúc như vậy mình sẽ đặt sách Tiếng Anh xuống, và đọc sách tiếng việt cho bé. Nhưng xong sách Tiếng Việt thì tranh thủ đọc 1,2 trang sách Tiếng Anh, để bé từ từ quen với sách, đoán được nghĩa của sách. Thế là bé bắt đầu hợp tác trong việc đọc sách với mẹ”, chị Thắm cho biết.

Đến nay, khi đã 3 tuổi rưỡi, tối nào trước khi đi ngủ, bé Voi cũng đòi mẹ đọc sách Tiếng Anh cho nghe.

Theo chị Thắm, suốt cả quá trình, chị thực sự không tập trung quá nhiều vào tài liệu, tổng kết lại 2 năm học thì bé Voi đã học đi học lại chứ không học nhiều chương trình nội dung.

Quá trình đồng hành cùng con, mình thấy không chỉ con tiến bộ mà mẹ cũng tiến bộ, ví dụ như hồi trước xem hoạt hình cần phụ đề, còn bây giờ mẹ không còn cần vất vả tìm video có phụ đề nữa, vì mẹ đã có thể nghe hiểu trực tiếp.

Hay như cách đây một năm, khi bắt đầu đọc sách cho con, mình cũng rất tự ti về phát âm, nhưng cứ học dần dần, gặp từ nào mới, khó, không đọc được, mẹ xin phép em dừng câu chuyện, mở google tra từ đó, 2 mẹ con cùng luyện, từ từ số lần dừng để tra từ cũng ít dần, và giờ mẹ có thể đọc sách cho em rất là trơn tru rồi”.

Chia sẻ về kinh nghiệm cho bé học Tiếng Anh từ nhỏ, chị Thắm cho rằng, yếu tốt để thành công đó là mẹ không nên nóng vội, có những câu nói mang tính cưỡng ép, mong đợi, để những buổi học của con chỉ là những buổi chơi, không kết thúc trong nước mắt, giận dỗi của con, bực tức của mẹ.

Luôn luôn tin tưởng rằng, hành trình còn dài, phải vui vẻ mới có thể tiếp tục, và điều mình cần làm cho con là tạo được tình yêu cho con với ngôn ngữ này, còn kết quả thì vô chừng, thế nào là thành công chính mình chưa định nghĩa được. Mẹ tự tạo áp lực cho bản thân và dù không muốn nhưng chắc chắn điều đó sẽ được truyền qua con. Và tất nhiên một hành trình với áp lực thì sẽ chẳng đi đến đâu cả”, chị Thắm cho biết.

Mỹ Mỹ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những ứng viên 'đe dọa' ngôi nữ hoàng giải trí của Hà Hồ

Đọc nhiều nhất