Đang giao mùa trẻ dễ ốm sốt, bác sĩ Nhi chỉ ra 4 sai lầm hay gặp khi bố mẹ chăm con bị sốt ở nhà

Đang giao mùa trẻ dễ ốm sốt, bác sĩ Nhi chỉ ra 4 sai lầm hay gặp khi bố mẹ chăm con bị sốt ở nhà

2020-09-24 16:37
- Không ít trẻ khi chưa bị sốt đến mức phải uống thuốc hạ sốt nhưng cha mẹ vẫn cho uống trước vì nghĩ sẽ phòng tránh được việc trẻ sốt cao lên.

Sốt ở trẻ em được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của một loại virus hay vi khuẩn nào đó. Khi phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch của bé sẽ được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, gây ra hiện tượng sốt. Mỗi khi trẻ bị sốt, ba mẹ sẽ hết sức lo lắng và tìm cách để giúp bé hạ nhiệt nhanh nhất. Tuy nhiên, với mỗi loại sốt khác nhau, ba mẹ cũng cần phải có những cách xử trí khác nhau. Nếu không nắm được những kiến thức cơ bản về các loại sốt ở trẻ em, những nỗ lực của ba mẹ có thể sẽ không có hiệu quả như mong muốn mà còn khiến tình trạng của bé tồi tệ hơn. 

Bác sĩ CK2 Lý Kiều Diễm, trưởng khoa Nội Tổng Hợp Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) với kinh nghiệm 15 năm điều trị Nhi Khoa, đã chia sẻ một số sai lầm của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ: 

Trẻ bị sốt khiến bố mẹ rất lo lắng. 

1. Uống thuốc hạ sốt để ngừa sốt 

Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể. Trẻ bị sốt từ 38 độ 5 mới cần uống thuốc hạ sốt. Nhưng vì sợ bé sốt cao, nhiều bố mẹ cho con uống thuốc hạ sốt trước để ngừa sốt. 

Bác sĩ Lý Kiều Diễm chia sẻ mới đây, một bà mẹ đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khám vì bị sốt nhưng đứa trẻ chưa khi nào sốt quá 38 độ. Bà mẹ cho biết nếu thấy con sốt nhẹ, chị sẽ dán miếng dán hạ sốt, sốt cao hơn thì cho uống thuốc, cao hơn nữa thì dùng viên nhét hạ sốt. Cách xử trí này khi trẻ bị sốt là chưa đúng. 

2. Uống thuốc hạ sốt để phòng tránh hiện tượng sốt co giật 

Một số mẹ khi con bị sốt đã rất lo lắng, sợ con sốt cao sẽ bị sốt co giật nên cho con uống thuốc trước, thậm chí chưa đến 38 độ 5 đã cho con uống, đề phòng tránh sốt co giật. Tuy nhiên, cách làm này cũng không được khuyến cáo. 

Theo nhiều nghiên cứu, nếu cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi chưa tới nhiệt độ sốt không có tác dụng phòng ngừa hiện tượng co giật. Hiện tượng co giật không phụ thuộc vào nhiệt độ sốt, ngay cả uống thuốc hạ sốt hay thuốc chống co giật cũng không có tác dụng tránh bị co giật. 

Điều quan trọng là các bà mẹ nên theo dõi con mình xem con đã sốt đến 38 độ 5 hay chưa; đặc biệt là theo dõi tri giác của con, xem con có ăn, có chơi, có tỉnh táo khi sốt hay không. Nếu con sốt mà vẫn tỉnh táo thì bố mẹ cần bình tĩnh theo dõi con. 

Liên quan đến hiện tượng sốt co giật ở trẻ, có bố mẹ lo lắng rằng trẻ sốt co giật sẽ ảnh hưởng đến trí não, khả năng học tập sau này. 

Theo bác sĩ Lý Kiều Diễm, đa số trẻ sốt cao co giật lành tính vẫn học hành bình thường, thậm chí trẻ còn khôn hơn những đứa trẻ khác. Sốt co giật không ảnh hưởng gì đến chuyện học hành sau này của trẻ nên bố mẹ không cần lo lắng. 

3. Không quan tâm đến cân nặng của trẻ khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt 

Cân nặng của trẻ là điều quan trọng nhất khi cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Đối với những trẻ thừa cân, ngoài cân nặng, bố mẹ nên cung cấp chiều cao của trẻ để dược sĩ, bác sĩ hiệu chỉnh liều lượng thuốc hạ sốt cho phù hợp với độ tuổi và thể trạng cơ thể trẻ. 

Công thức tính liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ như sau: 

Cân nặng của bé x 10 - 15mg = Liều lượng thuốc hạ sốt phù hợp cho bé. 

Ví dụ: Trẻ 10kg thì nên mua thuốc hạ sốt paracetamol liều 100mg - 150mg, đây là liều an toàn cho trẻ. 

4. Dùng chanh, rượu chà lên cơ thể trẻ để hạ sốt 

Hiện nay, vẫn nhiều người chăm sóc trẻ áp dụng các biện pháp dân gian để hạ sốt cho trẻ như xát chanh lên người hay dùng rượu chà lên cơ thể trẻ. Theo bác sĩ Lý Kiều Diễu, những biện pháp này không có tác dụng hạ sốt cho trẻ, trái lại nhiều bé còn bị ngộ độc rượu vì gia đình dùng rượu để chà, tắm cho con. 

Với biện pháp tắm mát để hạ sốt cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý nhiệt độ nước khi lau hay chườm cho trẻ phải gần với nhiệt độ cơ thể trẻ, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Lau mát/chườm mát không áp dụng cho tất cả các trường hợp. Khi trẻ bị sốt cao mà uống thuốc hạ sốt khoảng 30 phút rồi mà chưa hạ hay trẻ sốt mà lạnh run người, sốt cao thì mới nên hạ chườm mát, lau mát cho trẻ.  

Riêng với miếng dán hạ sốt, bác sĩ Lý Kiều Diễm nhấn mạnh đây không phải là biện pháp hạ sốt mà chỉ giải quyết vấn đề tâm lý cho trẻ mà thôi. 

    Theo Pháp Luật và Bạn Đọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thu về diện váy tay bồng xinh như 'nàng thơ' giống Hòa Minzy

Đọc nhiều nhất