Con bị dây rốn quấn cổ sẽ chào đời an toàn nếu mẹ biết sớm những cách chăm sóc sau đây

Con bị dây rốn quấn cổ sẽ chào đời an toàn nếu mẹ biết sớm những cách chăm sóc sau đây

2019-04-26 13:16
- Dây rốn quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn vào cổ của thai nhi một hoặc nhiều vòng, trong trường hợp nguy hiểm có thể khiến thai nhi ngạt thở tử vong. Nhưng con sẽ chào đời an toàn nếu mẹ làm điều này!

Hiện tượng dây rốn vấn cổ thường xảy ra ở giai đoạn giữa thai kỳ, khi đó cơ thể bé đã mang hình dáng đầy đủ và thai nhi cũng bắt đầu cử động. Điều này diễn ra khá phổ biến, một số em bé có thể tự tháo được tràng hoa, còn lại sẽ giữ nguyên tình trạng này cho tới khi sinh. Với nhiều em bé, hiện tượng này không mấy ảnh hưởng, nhưng vẫn có nhiều trường hợp thai nhi bị còi cọc, thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cách nhận biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Siêu âm là cách chính xác nhất để phát hiện tình trạng thai bị dây rốn quấn cổ. Theo đó, khi siêu âm nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng… Do vậy, mẹ bầu cần đi siêu âm thai đúng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, mẹ có thể nghi ngờ bé bị dây rốn quấn cổ nếu thấy thai máy bất thường từ tuần thứ 30 trở đi. Theo đó, khi dây rốn quấn quanh cổ bé, thai nhi có thể bị hạn chế cử động nên động tác máy không nhiều như lúc trước. Ngoài ra, cũng xảy ra trường hợp dây rốn quấn quá chặt khiến bé bị thiếu oxy, bé sẽ đạp nhiều để tự tìm cách tháo gỡ dây rốn.

Con bị dây rốn quấn cổ sẽ chào đời an toàn nếu mẹ biết sớm những cách chăm sóc sau đây

Ảnh: Bé Yêu

Những biện pháp giúp mẹ xử lý tình huống bé bị quấn cổ

Bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ

Dù chưa được khoa học chứng minh nhưng đây là phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng và nhận được kết quả tốt. Nguyên nhân có thể do sự sự vận động của người mẹ sẽ kích thích thai nhi chuyển động theo, từ đó tự tháo được dây quấn quanh cổ mình. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện động tác này vào buổi tối trước khi ngủ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bò một vài vòng, tránh bò quá nhiều, sẽ dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Mẹ nên vận động nhẹ

Mẹ vận động nhẹ nhàng thường xuyên để con khỏe, kích thích con vận động theo nhằm tháo vòng dây bị quấn. Có thể áp dụng thử mẹo bò ngược chiều kim đồng hồ để giúp bé tháo dây rốn. Mẹo này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng đã được nhiều mẹ áp dụng và thành công. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên lạm dụng quá, không bò quá nhiều, không bò lúc quá đói hoặc quá no, cẩn thận kẻo chóng mặt, chới với, té ngã...

Con bị dây rốn quấn cổ sẽ chào đời an toàn nếu mẹ biết sớm những cách chăm sóc sau đây

Ảnh: Thời báo

Về phương pháp sinh

Không nhất thiết mẹ phải sinh mổ. Tùy vào tình hình của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng thì đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.

Theo dõi thường xuyên

Nếu trong trường hợp, bé bị quấn cổ khi đã lớn, sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm là thăm khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Con bị dây rốn quấn cổ sẽ chào đời an toàn nếu mẹ biết sớm những cách chăm sóc sau đây

Ảnh: Vicare

Khi rơi vào tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi, mẹ bầu đều rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là mẹ nên theo sát nhất cử nhất động của bé và thăm khám bác sĩ thường xuyên để có được lời khuyên hợp lý nhất, để bảm bảo an toàn cho bé khi chào đời mẹ nhé!

Theo Bestie

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Goo Hye Sun trở lại làm phim, Cung Tuấn trở thành chủ đề gây sốt tại châu Á

Đọc nhiều nhất