Có dấu hiệu này khi ngủ chứng tỏ bé đang không khỏe, mẹ nên cho con đi khám ngay lập tức
Tin liên quan
Trẻ em ngáy khi ngủ
Ngáy ở trẻ em là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở những trẻ 1-10 tuổi đặc trưng bởi tiếng ngáy giống như người lớn, đổ mồ hôi đêm, trẻ dễ tỉnh giấc, tè dầm, nghẹt mũi, khó thở. Nhiều bậc phụ huynh thường lờ đi và nghĩ rằng đây là một triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ không tốt và bố mẹ nên cho con đi khám càng sớm càng tốt.
Trẻ em ngáy là điều không bình thường, bố mẹ cần cẩn trọng
Chứng ngủ ngáy gây ra do bẩm sinh hoặc do một số bệnh như phì đại hạch hạnh nhân, tật hàm nhỏ, dị tật ống thanh quản, hẹp thanh quản hay béo phì…Khi tỉnh táo, trẻ có thể điều chỉnh cách thở của mình, tuy nhiên, khi ngủ trẻ không thể. Khi đường thở bị chặn, trẻ thường mở miệng ra để thở dễ dàng hơn gây ra chứng ngáy ngủ.
Mối nguy hại từ khi trẻ em ngáy ngủ
1. Chậm phát triển thể chất
Ngáy gây suy giảm chất lượng giấc ngủ cũng như làm giảm tiết hormone tăng trưởng, khiến bé còi xương, chậm lớn.
2. Chậm phát triển trí tuệ
Các nhà nghiên cứu Trường Y Hannover, Mỹ phát hiện ra rằng ngáy ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập ở trường của trẻ. Trong nghiên cứu, họ đã chọn ra 1144 học sinh từ 8 đến 10 tuổi và phát hiện ra rằng những trẻ em ngáy thường có điểm thấp hơn, dễ mắc lỗi trong bài tập toán, chính tả hơn các em khác từ 3-4 lần.
3. Trẻ em ngáy có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt
Trẻ em ngáy do tắc nghẽn mũi họng có thể gây hàm hô, lệch khớp cắn thậm chí dị dạng khuôn mặt.
4. Gây viêm tai giữa
Ngáy do ngạt mũi, họng có thể khiến dịch viêm tràn đến tai và gây viêm tai giữa, thậm chí nhiều bệnh liên quan đến đường mũi họng khác.
Làm thế nào để ngăn tình trạng trẻ em ngáy ngủ?
1. Kiểm soát cân nặng của trẻ
Nếu bé nhà bạn bị thừa cân, chỉ cần giảm từ 3-5 kg, chứng ngáy ngủ của con sẽ giảm rõ rệt.
2. Cho trẻ nằm nghiêng
Nằm ngửa dễ khiến trẻ ngáy ngủ bởi vậy bạn nên cho bé nằm nghiêng. Ngoài ra, bạn nên kê gối cao hơn để trẻ dễ thở hơn từ đó giảm tình trạng thở bằng miệng dẫn đến ngáy ngủ.
4. Dạy trẻ hít thở thật sâu
Hít thở sâu giúp giảm ngáy hiệu quả. Vì vậy mẹ hãy hướng dẫn bé cách hít thở sâu hàng ngày.
5. Hãy cho trẻ em mỉm cười thường xuyên hơn.
Cười nhiều hơn giúp trẻ rèn luyện cơ lưỡi và giảm ngáy ngủ.
6. Cho trẻ ca hát
Các nghiên cứu đã chỉ ra ca hát nhiều giúp rèn luyện cơ dây thanh quản từ đó giảm ngáy ngủ.
Quỳnh Trang/Theo Imama
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất