Chiều dài xương đùi của thai nhi có phải là yếu tố để dự đoán chiều cao của bé sau này?
Tin liên quan
Khi mang thai, mẹ nào cũng mong muốn con mình khi ra đời sẽ sở hữu đôi chân dài, chiều cao lý tưởng. Nên khi siêu âm, mẹ bầu được thông báo rằng thai nhi có xương đùi ngắn sẽ rất lo lắng. Họ sợ rằng xương đùi của thai nhi ngắn thì khả năng trẻ khi sinh ra sẽ không được cao lớn. Vậy đây có phải là sự thật?
Xương đùi có thể xác định chiều cao của trẻ?
Câu trả lời là không.
Các bác sĩ của Bệnh viện Pudong Thượng Hải, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu đặc biệt về vấn đề này. Tổng cộng có 134 phụ nữ mang thai đã được điều tra. Những người tham gia nghiên cứu là phụ nữ mang thai từ 25 đến 35 tuổi, tuổi thai là từ 31 đến 33 tuần và đường kính lưỡng đỉnh là từ 7,29 đến 8,50 cm.
Nghiên cho thấy không có mối tương quan đáng kể giữa chiều dài xương đùi của thai nhi và chiều cao của cha mẹ. Điều này có nghĩa là, chiều dài xương đùi thai nhi không thể quyết định cũng như dự báo được chiều cao của trẻ sau này.
Mặc dù xương đùi là mảnh xương dài nhất trên cơ thể con người nhưng không thể nói rằng xương đùi dài thì người đó sẽ cao. Xương đùi thuộc xương cẳng chân. Chiều dài của xương đùi dài chỉ cho thấy chân rất dài. Nếu các xương của các bộ phận khác ngắn thì bé cũng sẽ không cao.
Các yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ
Yếu tố di truyền
- 75% chiều cao con người phụ thuộc vào di truyền và di truyền là tuyệt đối. Vì vậy, một cặp vợ chồng cao sẽ có một đứa con cao. Ví dụ, con gái Yao Ming, chỉ mới 9 tuổi và chiều cao của cô đã gần 170 cm, trong khi những đứa trẻ bình thường có thể đạt 170 cm khi 14 tuổi.
- Tất nhiên, cả hai vợ chồng đều cao, và đôi khi những đứa trẻ sẽ không phát triển cao hơn. Một cặp vợ chồng có chiều cao 178cm và chiều cao 165cm, trong khi cô con gái lớn 14 tuổi chỉ có chiều cao 149cm. Thực tế, tiềm năng tăng trưởng chiều cao của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
- Yếu tố dinh dưỡng
- Một số lượng lớn các tài liệu chỉ ra rằng chất đạm, kẽm, đồng, sắt, canxi và các loại thức ăn khác sẽ thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu ngay từ khi còn ở trong bụng, trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ không có được chiều cao tối ưu.
- Yếu tố giấc ngủ
-
- Một số lượng lớn dữ liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng. Bé ngủ càng nhiều, càng say, hormone tăng trưởng càng được tiết ra nhiều. Hormon tăng trưởng là hormone quan trọng thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ em. Vì vậy, nếu con bạn ngủ ngon và say, chiều cao của bé sẽ lý tưởng hơn. Nếu bé mất ngủ, khó ngủ trong một thời gian dài, sự tiết hormone tăng trưởng sẽ giảm và bé sẽ không đạt được chiều cao tối ưu.
-
- Yếu tố vận động
-
Vận động nhiều, chơi thể thao thường xuyên sẽ kích thích xương của trẻ phát triển nhanh hơn đồng thời tăng mức độ hấp thụ canxi và phốt pho. Vì vậy, trẻ em cần thường xuyên tập thể dục để tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào xương cũng như sự phát triển của xương. Các bé nên tập bơi, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông. Các bé lười tập thể thao sẽ thấp hơn các bé khác.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
- Yếu tố vận động
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất