Cách thay bỉm 'chuẩn không cần chỉnh' để con không bao giờ bị hăm tã
Tin liên quan
1. Thời điểm nên thay bỉm cho bé
Có nhiều mẹ cứ chờ tã giấy ướt sũng rồi mới thay cho bé, điều này rất là không tốt. Bởi vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé.
Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ bạn nên thay bỉm cho bé. Nếu như bé đại tiện thì cần phải thay ngay tức khắc. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy, từ tháng thứ 2 trở đi thì mới bắt đầu dùng bỉm.
Khi mua bỉm hay tã giấy, lưu ý cân nặng của bé để mua bỉm/tã giấy phù hợp. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.
2. Vệ sinh vùng kín cho bé khi thay bỉm
Trước khi thay bỉm mới, mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé. Để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn trong quá trình thay bỉm cũ sang bỉm mới.
Đối với trường hợp trẻ đi đại tiện, mẹ nên dùng giấy vệ sinh mềm, chuyên dụng lau thật sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm dành riêng cho trẻ.
Bạn có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Các mẹ lưu ý rằng, cần thay tã hoặc bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.
3. Những kĩ năng khi thay tã, bỉm cho trẻ
Luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.
Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi... Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.
Khi thay tã, bỉm cho con mẹ luôn cười và nói, hát cho bé nghe... Bạn nên nhớ bé đã có thể cảm nhận lời nói của bạn từ khi còn ở trong bụng. Do đó khi bạn trò chuyện với bé, hát cho bé nghe sẽ đánh thức được các giác quan của bé.
Mẹ nên vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi thay tã cho con yêu. Bởi da của bé cực kỳ nhạy cảm, mềm yếu trước sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.
Sau khi bé vệ sinh xong, hãy dùng khăn bông thấm khô rồi mới thay tã mới. Để trẻ không bị hăm khi đóng bỉm, sau khi rửa nước ấm cho trẻ 10-15 phút mẹ mới thay tã mới.
4. Đóng bỉm đúng cách cho bé
Với các mẹ lần đầu đóng bỉm cho con thì việc lóng ngóng và đóng sai cách là hoàn toàn có thể xảy ra. Các mẹ cần biết, với bé trai và gái thì có cách đóng bỉm khác nhau.
Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.
Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.
5. Không cho bé mặc bỉm cả ngày
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.
Cho trẻ dùng bỉm cả ngày hoặc trong thời gian dài sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
Theo Diễm Như/ Đời sống & Pháp luật
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất