Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh, liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh, liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt

2019-02-06 19:01
- Trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi bé 1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn những màu sắc có độ tương phản cao và hình thể rõ ràng. Đôi mắt của bé đã có thể nhìn thấy khi mới vừa chào đời, nhưng lúc này não vẫn chưa sẵn sàng để xử lý và giải thích những thông tin phức tạp. Do đó, khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn rất hạn chế. Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ dần phát triển thị giác về màu sắc.

Theo 1 nghiên cứu vừa được công bố, em bé chớp mắt ít hơn 7 lần so với người lớn, vì chúng ta cần phải chớp nhiều để bảo vệ mắt. Khi các em bé đến với thế giới này, thực tế là chúng không chớp mắt, và chỉ nhắm mắt khi được cha mẹ đặt xuống giường ngủ. Điều này đáng ngạc nhiên đúng không? Liệu các bậc phụ huynh có để ý đến điều này?

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh, liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt

Lý do vì sao trẻ sơ sinh ít chớp mắt đã được biết đến trong tạp chí của Hiệp hội Thần kinh học Hoa Kỳ, Biên niên sử Thần kinh học, trong đó định lượng sự chớp mắt tự phát của 269 trẻ em và tổng số 179 người lớn. Những gì đã được thể hiện là trong khi trẻ sơ sinh chớp mắt ít hơn hai lần mỗi phút, thì người lớn làm như vậy tới 15 lần trong cùng một khoảng thời gian. Trong nghiên cứu đó, họ đã đưa ra câu trả lời cho bí ẩn về những cái chớp mắt của trẻ sơ sinh.

Sự xuất hiện của đứa trẻ trong gia đình kéo theo rất nhiều yếu tố mới mẻ, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Họ có xu hướng nhìn chằm chằm hàng giờ vào đứa trẻ và phát hoảng khi thấy mắt nó có vẻ như rất kỳ lạ. Rất ít khi chớp. Họ tự hỏi có phải đứa trẻ đang mắc 1 bệnh lý về mắt hay không. Câu trả lời là các em bé có thể giữ mắt cố định mà không cần mí mắt thực hiện các động tác gần như cử động. Cha mẹ thường sợ hãi khi nghĩ rằng em bé có thể có một số vấn đề về thị lực, rằng do nó quá nhỏ nên vẫn chưa được phát hiện. Thật ra, sự khác biệt lớn nhất giữa trẻ sơ sinh và người lớn là các em bé ngủ rất nhiều.

Nhắm mắt quá lâu là lý do tại sao giác mạc không cần được làm ẩm thường xuyên, bằng cách chớp mắt. Điều đó có nghĩa là khi bé lớn lên và ngủ ít giờ hơn, tần suất chớp mắt sẽ xuất hiện nhiều hơn. Một nhóm các nhà nghiên cứu bổ sung thêm lý do là vì trẻ sơ sinh chưa có tầm nhìn hoàn hảo nên chúng ít phản xạ với các hình ảnh xung quanh, ít “bắt” được những thứ trong tầm mắt như người lớn.

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh, liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt

Như nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, người lớn chớp mắt khoảng 15 lần/phút. Nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chớp mắt ít thường xuyên hơn – chỉ một vài lần mỗi phút. Leigh Bacher, giáo sư tâm lý học tại Đại học New York ở Oswego, nói: “ Mức trung bình là hai hoặc ba lần nháy mắt/ phút. Tức là số lần chớp mắt của trẻ sơ sinh rất thấp “.

Đó là bởi chớp mắt được điều chỉnh bởi hóoc-môn dopamine trong não, một trong những chất dẫn truyền thần kinh cho phép các tế bào não giao tiếp. Vì vậy, việc nghiên cứu chớp mắt ở trẻ sơ sinh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức vận chuyển thần kinh quan trọng này hoạt động ở trẻ nhỏ như thế nào. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa dopamine và chớp mắt, vì các điều kiện sinh hoạt hoặc việc sử dụng thuốc chữa bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến dopamine, kéo theo thay đổi tốc độ chớp mắt. Những người bị tâm thần phân liệt do có quá nhiều dopamine nên họ chớp mắt thường xuyên hơn. Ngược lại, những bệnh nhân Parkinson, thường được chuẩn đoán bị giảm các tế bào thần kinh sản xuất dopamine , nên tần suất chớp mắt của họ giảm rõ rệt.

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh, liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt

Việc nháy mắt hay chớp mắt tự phát có thể có tiềm năng hữu ích về mặt lâm sàng – như một nguồn thông tin bổ sung về sự phát triển thần kinh” – Bacher nói.Đôi mắt là một phần rất quan trọng đối với cơ thể. Để tránh những vấn đề bé có thể gặp phải trong tương lai, bạn nên chăm sóc mắt bé cẩn thận ngay từ bây giờ.

Trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp những vấn đề về tật khúc xạ, bị lé. Thông thường, các bà mẹ hay mắc phải một sai lầm, là đợi trẻ lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác được. Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như là bị lé, nháy mắt hay dụi mắt thường xuyên, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc là nghiêng đầu nhìn, chảy nước mắt… tất cả những bất thường về mắt hoặc nhìn thấy ánh đồng tử trắng, hoặc ở những bé có nhiều nguy cơ như là trẻ sinh non.

Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc mắt định kỳ của Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, cũng như theo kinh nghiệm của các bác sĩ nhãn khoa, từ lúc mới sinh tới khoảng 3-5 tuổi, bé cần phải được khám mắt định kỳ ít nhất khoảng 3 lần. Lần khám đầu tiên: từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi. Lần khám tiếp theo: khoảng 6 tháng tuổi, để phát hiện những tình trạng lé, sự phát triển của cơ vận nhãn, những bất thường về cấu trúc của mắt. Lần khám thứ 3: từ 2 – 3 tuổi, bé cần phải được kiểm tra.

Bí mật về cái chớp mắt của trẻ sơ sinh, liên quan mật thiết đến bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mắt, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ, quả vàng đậm, đỏ, cam, trái cây tươi, tối thiểu hai bữa cá mỗi tuần, thịt, trứng, sữa, gan, dầu nành, dầu mè… để nhận đủ các vitamin A, C, E, acid béo thiết yếu omega-3, omega-6…. Hàng ngày cơ thể cần khoảng 55-70mg selenium có từ các loại hải sản, phủ tạng động vật, thịt, các loại ngũ cốc… Chất lutein có trong bắp, trứng được gọi là carotenoid võng mạc, do vai trò quan trọng đối với võng mạc, đặc biệt là ở điểm vàng. Ngoài ra cần bổ sung các chất khoáng như: kẽm (Zn), nhu cầu hàng ngày khoảng 12-15mg qua hải sản, thịt đỏ, gan, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, đặc biệt trong hàu có hàm lượng kẽm rất cao. Magnesium (Mg) có nhiều trong ngũ cốc, trà, rau xanh, sữa, hải sản… Đặc biệt vitamin A không thể thiếu khi nói đến thực phẩm cho mắt, hiện diện trong các thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt nhiều hơn trong gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, sữa mẹ, nhất là trong sữa non.

Khi ra nắng, đeo kính râm chưa đủ để bảo vệ con bạn khỏi tia tử ngoại mà bé còn cần phải đội mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng nếu bé trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra, các hóa chất độc hại, các loại nước tẩy rửa và các loại hóa chất khác cần để ngoài tầm nhìn của trẻ, bởi chúng có thể gây bỏng mắt khi trẻ tiếp xúc. Khi cho trẻ đi bơi, nên cho trẻ đeo kính bơi để nước không gây kích ứng mắt.

Theo Oxii

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phụ nữ hãy mạnh mẽ

Đọc nhiều nhất