Cảnh báo thói quen làm đẹp gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Tin liên quan
Bấm lỗ tai cho các bé gái là quan niệm lâu đời của các cụ ngày xưa, vừa làm đẹp, vừa là vì lý do nếu để lớn lên mới bấm thì sẽ đau đớn. Việc bấm lỗ tai cho trẻ là một điều phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam – và điều này dường như là “hiển nhiên” với các bé gái. Đôi khi, các bố mẹ cho bé bấm lỗ tai từ lúc mới chỉ vài tháng tuổi. Nhưng điều này có an toàn với các em bé?
Việc làm này tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường. Nhiều trường hợp gặp biến chứng sau khi xỏ lỗ tai, người bệnh thường bị nhiễm trùng, gây viêm sụn vành tai và áp xe sụn vành tai. Đây là biến chứng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có nguy cơ gặp nhiều hơn do sức đề kháng còn yếu. Một biến chứng nặng khác có thể xảy ra sau khi xỏ lỗ tai là nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua vết thương nhỏ ở tai, đi vào trong máu gây tình trạng sốt cao và gây nhiều ổ viêm trong cơ thể trẻ nhỏ. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời, sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.
Việc xỏ lỗ tai ở trẻ sơ sinh có khả năng gặp nhiều nguy cơ, biến chứng vô cùng trầm trọng:
1. Em bé có thể nuốt chiếc khuyên tai
Có vẻ như khả năng này khó xảy ra nhưng các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng nó phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Những chiếc khuyên tai là những mảnh kim loại nhỏ có thể rất nguy hiểm cho em bé, vì chúng có thể bị vướng vào quần áo và vô tình, chui vào miệng trẻ. Hậu quả có thể rất nghiêm trọng, chẳng hạn như chấn thương thực quản và các biến chứng khác.
2. Nhiễm trùng
Thật là sai lầm đeo khuyên tai cho trẻ sơ sinh vì nếu được thực hiện trong vòng vài ngày hoặc vài giờ sau khi sinh, nó có thể gây nguy hiểm vì lúc này bé chưa được tiêm vắc-xin uốn ván. Đây là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi một vết thương sâu. Nó gây ra co thắt cơ bắp đau đớn và có thể gây tử vong. Nói chung, vắc-xin không được áp dụng cho đến khi em bé được hai tháng tuổi, do đó, xỏ lỗ tai của em bé sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Dị ứng
Khi em bé mới sinh, có khả năng chúng ta không biết nó có thể bị dị ứng gì, vì vậy nếu nó có biểu hiện dị ứng với kim loại thì nhiễm trùng sẽ xuất hiện ở thùy tai.
4. Móc vào tai
Những chiếc bông tai dạng tròn rất nguy hiểm cho em bé vì chúng có thể vướng vào dái tai và khiến nó bị rách
5. Gây ra sẹo lồi
Sau khi tai bị xuyên thủng, cơ thể trẻ sẽ có phản xạ cố gắng hàn gắn vùng tổn thương bằng cách tăng sinh mô sợi. Mẹ có thể nhận thấy bé bị đỏ hoặc sưng gần lỗ bấm.Sẹo lồi xảy ra khi cơ thể trẻ tăng sinh mất kiểm soát. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ chúng.
Tránh các biến chứng
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các phụ huynh nên chờ bé gái lớn hơn hãy xỏ lỗ tai để tránh nhiều rủi ro. Nên chỉ nên sử dụng bông tai bằng vàng để giảm khả năng nhiễm trùng và đưa bé đi xỏ lỗ tai ở nơi có thiết bị khử trùng đúng cách. Có những việc nếu cha mẹ sớm thực hiện chừng nào thì có lợi cho trẻ chừng đó, nhưng xỏ lỗ tai không nằm trong những việc như thế.
Bố mẹ nên đợi cho đến khi con hoàn thành ít nhất 6 tháng tiêm phòng. Bằng cách đó, bạn đã giảm khả năng bị uốn ván và các bệnh nhiễm trùng khác do máu gây ra. Hơn nữa, rõ ràng là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm trùng tai cho em bé là chỉ xỏ lỗ tai của bé khi chúng đã biết cách tự chăm sóc vết thương. Trong nước ta đã có trường hợp bé sơ sinh suýt tử vong do gia đình cho đeo bông tai từ khá sớm, tuy nhiên, ít phụ huynh nào để ý đến điều này vì hầu hết đều cho rằng đó là việc nên làm ở các bé gái.
Theo Oxii
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất