7 lần khám thai CỰC QUAN TRỌNG, mẹ bầu nhất định phải nhớ kẻo sau này HỐI HẬN
Tin liên quan
Ngày nay, việc khám thai - siêu âm thai với các mẹ vô cùng đơn giản vì xã hội hiện đại nên máy móc trong ngày y tế cũng phổ biến và hiện đại hơn. Hầu hết chị em bầu bí đều lên lịch đi khám thai theo từng tháng, thậm chí từng tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia khoa sản, mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều mà cần chọn đúng thời điểm để bác sĩ dễ dàng xác định xem em bé có phát triển bình thường hay không.
Dưới đây là 7 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu chớ bỏ qua:
Khám lần đầu tiên: Khi có dấu hiệu mang thai
Bị chậm kinh 3 tuần, xuất hiện các dấu hiệu đã có thai là lúc mẹ cần khám nhằm biết rõ liệu mình có thai hay không để được siêu âm cũng như tiến hành xét nghiệm máu. Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng, nó giúp phát hiện những nguy cơ về bệnh mà mẹ và bé có thể gặp phải.
Mẹ nên đưa ra những thắc mắc của bản thân cũng như cung cấp những thông tin cần thiết tiền sử về bệnh của gia đình, những loại thuốc đã dùng trước đấy để bác sĩ nắm rõ. Trải qua lần khám này, mẹ sẽ có những lời khuyên về dinh dưỡng, nghỉ ngơi và lịch hẹn cho lần khám sau.
Lần khám thứ 2: Lắng nghe nhịp đập tim thai
Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ cũng là lúc mẹ bầu đi khám thai lần thứ 2. Mẹ sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
Bên cạnh đấy là các bước khám lâm sàng như: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng mẹ có bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay không để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Lần thứ 3: Đo độ mờ da gáy
Vào tuần thứ 12-14 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu thực hiện đo độ mờ da gáy, giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm quan trọng mà mẹ bầu hãy rủ bố đi cùng để giảm bớt những lo lắng trước khi lên bàn kiểm tra cũng như khi chờ đợi kết quả. Hãy chia sẻ những trăn trở với chồng để anh ấy cùng gánh vác với mình, nha mẹ!
Lần thứ 4: Xét nghiệm sàng lọc Triple test:
Vào tuần 14 - 17 trong thai kỳ, mẹ sẽ được thực hiện xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba), là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Tuy xét nghiệm này không tác động và gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhưng mẹ bầu chắc chắn là không tránh khỏi hồi hộp. Đừng quên rủ bố đi khám thai cùng mẹ để mẹ đỡ lo lắng nhé.
Lần khám thứ 5: Siêu âm 4D để phát hiện bất thường về thai nhi
Trong khoảng thời điểm 21 – 24 tuần tuổi, siêu âm sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương, từ đó có can thiệp kịp thời.
Mẹ cũng có thể làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện những nguy cơ về sức khỏe. Đồng thời, nếu mẹ chưa hoàn toàn tiến hành tiêm phòng uốn ván bao giờ cũng sẽ được tiêm phòng. Thời gian thích hợp nhất để tiêm phòng uốn ván là mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ, mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi mà chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.
Lần khám thứ 6: Tuần thứ 31 – 32
Trong giai đoạn này, sản phụ tiến hành khám, theo dõi và siêu âm, đồng thời mẹ cũng được tiêm mũi uốn ván lần 2. Khám thai lúc này nhằm chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ, từ đó đưa ra những dự đoán cho các nguy cơ có thể xảy ra trong ngày sinh và có những phương án dự phòng trước.
Lần thứ 7: Những tuần cuối cùng
Vào những tuần cuối cùng em bé sắp sửa chào đời, mẹ bầu hãy rủ chồng đi khám thai cùng vì ai biết đâu trong lần khám đó bác sĩ yêu cầu mẹ nhập viện chờ sinh. Nếu chỉ đi một mình, có lẽ mẹ sẽ bối rối vô cùng, không biết mình phải làm gì. Nhưng nếu đi cùng bố thì mẹ cứ yên tâm đi, mọi thứ đã có bố lo rồi, mẹ chỉ cần nằm và thư giãn chờ con ra đời.
Thùy Linh (T.H)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất