5 lỗi sai be bét khi chế biến đồ ăn dặm khiến bé còi cọc, chậm lớn
Tin liên quan
Sinh con ra, cha mẹ nào cũng mong con ăn ngoan, lớn nhanh. Đối với những người mới làm cha mẹ thì vấn đề ăn uống của con thường là nỗi lo lắng số 1. Nhiều mẹ nghe và làm theo những thông tin trên mạng không có kiểm chứng có thể gây phản tác dụng. Dưới đây là một số lỗi sai của các bậc phụ huynh khi chế biến đồ ăn dặm cho con.
1. Cho bé uống nước quá sớm
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, nhiều người già cho rằng trẻ đi tiểu nước tiểu vàng cần uống nước. Trẻ đi phân táo cũng cần uống nước. Trẻ uống sữa công thức xong lại càng phải uống nước. Thực tế, trẻ trong vòng 6 tháng tuổi không cần phải uống nước vì trong sữa mẹ và sữa công thức đã có đầy đủ nước rồi. Bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng tuổi, không cần bổ sung nước, nước trái cây và các thức ăn lỏng, đặc khác để không làm giảm lượng sữa mẹ của trẻ và ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ.
Dung tích dạ dày của trẻ vốn đã nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Một vài thìa nước có thể chiếm hơn một nửa dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ sơ sinh. Nước có thể mang lại cảm giác no nhưng không thể mang lại dinh dưỡng và calo cho trẻ. Điều này khiến trẻ không thể uống nhiều sữa, gây suy dinh dưỡng. Vì vậy, trong những trường hợp bình thường (trừ trường hợp trẻ ốm và mất nước), trẻ bú mẹ không cần bổ sung nước.
2. Nước cơm là thực phẩm 'siêu bổ dưỡng'
Trẻ đã được 6 tháng, nhiều người già khuyên bạn nên cho trẻ ăn nước cơm. Liệu bạn có nên nghe theo không? Thành phần chủ yếu trong nước cơm là nước và tinh bột. Năng lượng và dinh dưỡng trong nước cơm cũng thấp. Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên bạn nên cho trẻ ăn mì gạo hoặc gạo cho trẻ.
3. Dùng nước trái cây thay trái cây
Một số phụ huynh cho rằng nước trái cây rất tốt cho sức khỏe, có vị chua chua ngọt ngọt, bé thích. Ngoài ra, họ cũng lo sợ bé bị sặc nên thường ép trái cây lấy nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, khi ép trái cây, nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ sẽ bị mất đi. Trong nước trái cây chỉ còn lại đường và nước. Uống nước trái cây lâu dễ dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, trẻ đã quen uống nước trái cây sẽ không thích uống nước đun sôi nữa. Bạn không nên cho bé uống nước trái cây trước 1 tuổi. Dù bé được 1 tuổi thì lượng nước hoa quả trẻ uống mỗi ngày cũng không được quá 120ml.
4. Bé không thích ăn rau, thay vào đó cho bé ăn trái cây
Không ăn rau là thói quen xấu của nhiều bé. Nhiều mẹ nghĩ rằng bé không thích ăn rau thì sẽ cho bé ăn hoa quả để thay thế. Nhưng rau và trái cây có những lợi ích riêng, không thể thay thế cho nhau.
Rau rất giàu chất xơ thô, tốt cho nhu động của cơ ruột và cũng như giảm nguy cơ táo bón. Trong rau có hàm lượng muối vô cơ cao, đảm bảo cung cấp canxi và sắt cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Vì vậy, nếu bé không thích ăn rau thì bố mẹ cần tìm cách giúp bé thích ăn rau như chế biến rau thành các món ăn có màu sắc và mùi vị hấp dẫn.
5. Cho trẻ 6 tháng tuổi ăn quá mặn
Nhiều người nghĩ rằng cho muối vào thức ăn thì thức ăn sẽ ngon hơn, khiến trẻ ăn nhiều hơn. Theo nghiên cứu, trong năm đầu sau sinh, hàm lượng natri cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ rất thấp. Vì vậy, thực phẩm tự nhiên có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu natri của trẻ. Và việc bổ sung muối cho trẻ quá sớm cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho thận của trẻ.
Trẻ ăn quá nhiều muối không có lợi cho sự phát triển tim mạch. Việc tiếp xúc sớm với gia vị nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển vị giác của trẻ, hình thành chế độ ăn nhiều muối, dễ dẫn đến tăng huyết áp khi lớn lên và các bệnh khác.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất