5 cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh mà chẳng cần phải LẠM DỤNG KHÁNG SINH, cha mẹ nào cũng nên đọc!

5 cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh mà chẳng cần phải LẠM DỤNG KHÁNG SINH, cha mẹ nào cũng nên đọc!

2019-02-17 06:38
- Thay vì lạm dụng kháng sinh, mẹ hãy áp dụng ngay những cách đơn giản này để hạ sốt nhanh cho con tại nhà.

Thông thường, con cứ hễ ốm sốt là cha mẹ lại đi khám và được kê một lô lốc các loại thuốc. Và mỗi lần như vậy hệ đường ruột của bé lại có vấn đề về tiêu hóa, trẻ nổi mẩn ngứa sau khi uống quá nhiều kháng sinh, trẻ mệt mỏi, sút cân khiến cha mẹ lo lắng. 

Thực tế, nhiệt độ bình thường của cơ thể trẻ thường dao động từ 36,5-37,5 độ C, khi nhiệt độ tăng lên trên mức 38,5 độ C chứng tỏ trẻ đang sốt cao. Và nếu như cơn sốt của trẻ lên đến 42 độ, nó có thể sẽ gây tổn thương não nếu như không được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Rajeev Ramachandran, chuyên gia tư vấn tại Khoa Cấp cứu Nhi và Thiếu Niên, Bệnh viện Đại Học Quốc Gia Singapore chỉ ra rằng: "Hầu hết các cơn sốt do nhiễm trùng thông thường rất ít khi vượt quá 41 độ C. Nhưng nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi và bị sốt, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thực hiện các xét nghiệm có hay không việc bị nhiễm trùng các vi khuẩn nghiêm trọng".

Trong trường hợp này, trẻ cần được xét nghiệm máu, nước tiểu, và tủy sống (nếu bắt buộc), tất cả các quy trình này thì hầu như luôn được thực hiện đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi nếu bị sốt cao. Tuy nhiên, bất kể con bạn bao nhiêu tuổi thì việc sốt cao kéo dài cũng là một trong những tình trạng đáng lo ngại, vì vậy bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bạn có thể thực hiện để giúp trẻ hạ sốt mà không cần sử dụng đến kháng sinh:

1. Đặt lên trán trẻ một miếng vải ẩm

5 cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh mà chẳng cần phải LẠM DỤNG KHÁNG SINH, cha mẹ nào cũng nên đọc!

Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn nhỏ, ngâm trong nước ấm 32-35 độ C, vắt khô và sau đó đặt lên trán trẻ. Khi khăn khô đi bạn hãy tiếp tục nhúng khăn vào nước ấm và lặp lại các bước trên. Bác sĩ Rajeev Ramachandran khuyên rằng, bạn nên đo nhiệt độ cho trẻ sau mỗi 5 phút một lần và ngừng đắp khăn ẩm khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống còn 38 độ C.

2. Cho bé uống nhiều nước

5 cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh mà chẳng cần phải LẠM DỤNG KHÁNG SINH, cha mẹ nào cũng nên đọc!

Khi trẻ bị sốt bạn hãy cho trẻ uống thật nhiều nước để tránh tình trạng bị mất nước do sốt cao và nước cũng có tác dụng giúp giảm nhiệt độ của cơ thể. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, thay vì cho uống nước, bạn có thể tăng tần suất cho bé bú lên bởi vì hầu như 88% thành phần của sữa mẹ là nước. Một số ý kiến cho rằng việc uống súp gà có thể giúp hạ sốt nhưng Bác sĩ Rajeev Ramachandran giải thích rằng nó chỉ có tác dụng bù đắp nước cho cơ thể chứ không giúp hạ sốt đi.

3. Tắm nước ấm

5 cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh mà chẳng cần phải LẠM DỤNG KHÁNG SINH, cha mẹ nào cũng nên đọc!

Khi trẻ bị sốt cao, bạn cũng có thể cho trẻ tắm với nước ấm từ 32-35 độ C để giảm sốt. Tuy nhiên, đừng sử dụng nước lạnh vì khi nhiệt độ bị giảm quá nhanh tình trạng của trẻ có thể chuyển biến xấu hơn.

4. Cho trẻ mặc quần áo thoáng khí

Khi trẻ bị sốt, đừng cho trẻ mặc các loại quần áo quá dày hoặc làm từ cotton và polyester. Các loại quần áo với chất liệu 100% cotton sẽ giúp cho cơ thể trẻ mát mẻ hơn do các sợi tự nhiên giúp không khí lưu thông rất tốt.

5. Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt để thoáng gió

Việc mở của sổ để gió nhẹ lùa vào hay mở quạt quay ở tốc độ thấp sẽ giúp không khí sạch và tươi mát được lưu thông khắp phòng, điều này sẽ giúp cho cơ thể của trẻ được mát mẻ hơn. Nghiêm cấm việc dùng quạt thổi trực tiếp vào trẻ vì nó có thể gây khó chịu và làm cho tình trạng của trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Các cách hạ sốt khẩn cấp cho trẻ

Nhiều bà mẹ khi thấy con bị sốt thường ngay lập tức mua kháng sinh về cho con uống mà không cần phải thông qua thăm khám, tuy nhiên, trên thực tế có những loại thuốc cấm tuyệt với những trẻ bị sốt xuất huyết mà cha mẹ không hề hay biết.

Theo PGS. TS Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, để giảm sốt cho trẻ có nhiều phương pháp khác nhau, để làm mát cơ thể bằng phương pháp vật lý. Có 2 cách: Làm mát trung tâm và làm mát bề mặt.

- Làm mát trung tâm

Tức là truyền dịch đã được làm lạnh hoặc truyền yếu tố lạnh vào tĩnh mạch cho người bệnh. Phương pháp này có ưu điểm là có thể hạ nhiệt rất nhanh nhưng nhược điểm là khá phức tạp do phải chuẩn bị dịch truyền (làm lạnh dịch truyền) và là thủ thuật xâm lấn do vậy phương pháp làm mát trung tâm chỉ áp dụng để giảm sốt cho những trường hợp sốt nguy kịch và đã áp dụng các phương pháp làm mát bề mặt và dùng thuốc nhưng thất bại.

5 cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh mà chẳng cần phải LẠM DỤNG KHÁNG SINH, cha mẹ nào cũng nên đọc!

- Làm mát bề mặt có 2 hình thức:

+ Làm mát bề mặt qua không khí: đặt người bệnh vào môi trường thoáng mát hoặc nằm trên giường mát, cởi bỏ bớt quần áo chỉ mặc quần áo mỏng, rộng, ngắn, trẻ nhỏ có thể không đóng bỉm.

+ Làm mát bề mặt bằng dịch (chườm ấm): dùng khăn thấm nước ấm (nhiệt độ của nước chườm tốt nhất là khoảng 30 – 33 độ C) lau người trẻ hoặc dùng khăn thấm nước ấm quấn quanh người trẻ.

Chuyên gia cũng lưu ý, không cần chườm ấm nếu nhiệt độ trung tâm cơ thể hạ dưới 38 độ C, cần thay khăn chườm thường xuyên 1-2 phút 1 lần.

Trong trường hợp trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, người mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, nếu không bú thì cần cho trẻ uống nhiều nước.

Trẻ sốt trên 38,5 độ cần cho uống hạ sốt đúng liều lượng.

 Thùy Linh (T/H)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mách bạn những mẹo đơn giản để điện thoại không bị hacker 'ghé thăm'

Đọc nhiều nhất