Bé bị phá hủy nội tạng, suy gan, suy thận vì cách cho uống thuốc hạ sốt của bố mẹ?
Tin liên quan
Khi cơ thể trẻ nhỏ bị một một loại vi rút tấn công hay còn gọi là nhiễm trùng thì sốt là phản ứng thường gặp nhất. Khi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể được kích hoạt để chống lại vi rút, nhiệt độ cơ thể được giải phóng, đồng thời năng lượng tiêu hao trong quá trình phòng vệ sẽ làm nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượng sốt, mệt mỏi và ê ẩm cơ thể. Những lúc đó các bậc phụ huynh thường rất lo lắng và tìm cách giúp bé hạ sốt một cách nhanh nhất. Tuy nhiên có khi những nỗ lực giúp bé lại không đạt được kết quả như mong muốn mà còn làm cho tình trạng có thể tồi tệ hơn, thậm chí là phá hủy nội tạng, suy gan, suy thận.
Thuốc hạ sốt được dùng điều trị khi trẻ có cơn sốt cao trên 38,5 độ và có nguy cơ co giật. Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám, đo nhiệt độ cẩn thận. Ngay cả khi bác sĩ xác định được thân nhiệt của trẻ và kê đơn thuốc thì việc sử dụng thuốc hạ sốt cũng có thể gây ra tai họa nếu bố mẹ không tuân thủ theo chỉ định.
Một sai lầm phổ biến khác là phụ huynh thường cho trẻ uống thuốc để phòng ngừa bé bị sốt. Thuốc hạ số chỉ có tác dụng khi nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ. Nếu dưới 38.5 độ thì thuốc sẽ không có tác dụng. Một số mẹ cho con mình uống thuốc vì e rằng bé sẽ sốt nhưng thực tế không có một tác dụng nào cả. Bố mẹ Việt vẫn cho rằng phòng còn hơn chữa, nên cứ cho con uống thuốc hạ sốt vô tội vạ khi cơ thể chỉ vừa hâm hấp nóng.
Ngoài ra, khi con sốt thì phụ huynh vô cùng nóng ruột, cứ mặc định là cho con uống thuốc chứ không cần biết liều lượng như thế nào. Bé bao nhiêu tuổi, mấy ký thì đều phải có liều thích hợp, uống thuốc ít hơn thì không có tác dụng, mà quá liều có thể gây nguy hiềm cho bé, nhưng điều này hầu hết bố mẹ đều không quan tâm.
Mặc dù các bác sĩ cũng đã khuyến cáo về việc dùng đúng liều hạ sốt nhưng dường như những cảnh báo này vẫn không có sức tác động mạnh đến các bậc phụ huynh. Một số người vẫn tự ý mua thuốc hạ sốt cho con và không dùng theo chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Sai lầm nữa mà hầu hết các gia đình đều mắc phải là cho trẻ uống thuốc quá gần nhau, trong khi khuyến cáo của bác sĩ là tối thiểu từ 4 đến 6 giờ đồng hồ. Cứ thấy con sốt là cho uống thuốc, về lâu dài hại đến thận. Có người thấy cho con uống thuốc mà không hạ sốt thì lại tiếp tục cho uống thêm hoặc dùng phương pháp hạ sốt khác như thuốc nhét hậu môn, thuốc dán hạ sốt….
Bố mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian và liều lượng được chỉ định theo nhãn thuốc. Thuốc hạ sốt phải được dùng đúng số tuổi và số ký của từng trẻ. Nguyên tắc an toàn nhất vẫn là đúng người – đúng thuốc để không hại con. Bạn đã biết cách dùng thuốc hạ sốt cho bé chưa?
Theo Oxii
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất