3 kiểu ăn sáng dễ gây hại cho sức khỏe của trẻ, bố mẹ mắc phải cần thay đổi ngay

3 kiểu ăn sáng dễ gây hại cho sức khỏe của trẻ, bố mẹ mắc phải cần thay đổi ngay

2020-09-10 19:00
- Một phần do quỹ thời gian buổi sáng eo hẹp, phần khác do không ít người nghĩ rằng ăn sáng như vậy là tốt cho con nên vẫn duy trì hàng ngày.

Bữa sáng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, trước khi bắt đầu một ngày học tập bận rộn, bữa sáng phong phú có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ . Tuy nhiên, trẻ em ngày nay vì đi học sớm, cộng với việc thích nằm ngủ nướng trên giường, nên thời gian buổi sáng bị thu hẹp. 

Hơn nữa, một số bà mẹ không thích nấu ăn vào buổi sáng, kết quả là nhiều trẻ chỉ ăn một mẩu bánh mì đơn giản, hoặc đưa trẻ đến cửa hàng nhỏ mua một cái gì đó giúp thỏa mãn cơn đói của chúng, thậm chí nhiều trẻ còn nhịn ăn sáng. 

Trẻ không ăn sáng, hoặc ăn sáng không đúng cách đều sẽ gây hại, ở mức độ nhẹ, cả ngày trẻ không hoạt bát, giảm sự tập trung trong lớp, trường hợp nặng có thể dẫn đến hạ đường huyết, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

3 kiểu ăn sáng dễ gây hại cho sức khỏe của bé có thể kể đến dưới đây:

1. Mì ăn liền 

Thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ ảnh hưởng đến gan, dạ dày (Ảnh minh họa). 

Mì ăn liền không cung cấp dinh dưỡng cần thiết, thậm chí có thể gây hại cho trẻ nếu ăn thường xuyên. Mì ăn liền chế biến nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị oxy hoá. Hàm lượng chất béo khá cao và khi đi vào cơ thể có nguy cơ tồn đọng lại. Ăn nhiều mì ăn liền là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón do mì ăn liền không cung cấp vitamin và chất xơ. Ngoài ra trong gói gia vị của mì chứa rất nhiều chất phụ gia, tuy chúng có tác dụng tạo sự ngon miệng cho người ăn nhưng không có giá trị dinh dưỡng và cay nóng. 

Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Theo các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng của Học viện Khoa học Nga, thường xuyên sử dụng các sản phẩm ăn liền sẽ hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày, vì vậy dù món ăn khá tiện lợi, các mẹ không nên cho con ăn mì ăn liền. 

2. Chỉ uống sữa vào buổi sáng 

Tuyệt đối không cho trẻ uống sữa buổi sáng khi chưa ăn gì. Nhiều phụ huynh cho rằng sữa cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé vào buổi sáng, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. 

Tuy sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng uể oải và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết. Vì vậy trẻ cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn. 

3. Thức ăn thừa ngày hôm trước 

Thực ra, thức ăn thừa thường ít gây hại đối với người lớn, nhưng lại không thích hợp làm bữa sáng cho trẻ nhỏ, điều này còn nguy hại hơn việc trẻ bỏ bữa sáng. Ăn những loại thức ăn thừa từ tối hôm trước, trẻ không những không được bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể mắc các bệnh về dạ dày. Bởi vì, ngay khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, sau một đêm "lên men" trong thực phẩm sẽ sản sinh rất nhiều các loại vi khuẩn, cộng với việc làm nóng trước khi ăn, dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy. 

Dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, ăn thức ăn thứa rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy (Ảnh minh họa). 

Bữa sáng lành mạnh cho trẻ phải như thế nào? 

Một bữa sáng lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng ít nhất phải chứa protein, carbohydrate và chất béo, tốt nhất là chứa cả các vitamin và khoáng chất như sắt và canxi. 

Khi vừa thức dậy vào buổi sáng, khẩu vị của trẻ không được tốt, cha mẹ cần chuẩn bị bữa sáng đa dạng để trẻ ăn được nhiều hơn. Dưới góc độ dinh dưỡng, cần có bốn loại thực phẩm sau: 

- Thực phẩm chủ yếu: cơm, bánh bao hấp, bánh mì… 

- Trứng, các loại thịt và cá. 

- Sữa hoặc sữa đậu nành. 

- Hoa quả và rau củ. 

Bữa sáng nên có ít nhất hai món, bữa sáng càng đa dạng, phong phú thì trẻ càng bổ sung nhiều dinh dưỡng. Đối với trẻ đang lớn và phát triển, điều quan trọng nhất là bổ sung canxi và protein, nhưng cũng phải chú ý kiểm soát khẩu phần ăn, tránh béo phì. 

Nói một cách đơn giản, bữa sáng hàng ngày nên có một ly sữa, một quả trứng, trái cây, và sau đó là bất kỳ thực phẩm chủ yếu nào. Tốt nhất không nên ăn thức ăn có quá nhiều dầu và muối vào buổi sáng, những thức ăn nhạt sẽ thân thiện với dạ dày của trẻ hơn.  

Theo Pháp Luật và Bạn Đọc

    

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mùa giãn cách ở nhà mà vẫn muốn đẹp từ đầu đến chân chỉ cần làm theo 6 bước đơn giản

Đọc nhiều nhất