10 điều mẹ cần đặc biệt chú ý khi ở cữ trong mùa hè này
2016-06-18 06:10
- Khi những thói quen ở cữ truyền thống không còn phù hợp với thời đại, các mẹ cần chú ý thay đổi để sức khỏe hồi phục nhanh hơn.
Tin liên quan
Sau khi sinh con, mẹ bắt buộc phải ở cữ để có thời gian phục hồi sức khỏe. Vậy, nếu phải ở cữ trong những ngày hè nóng nực, mẹ cần phải chú ý những điều gì?
Dưới đây là 10 điều các mẹ luôn phải ghi nhớ khi ở cữ vào mùa hè:
1. Không cần kiêng điều hòa trong thời gian ở cữ. Ngày nay, xã hội phát triển, một số nguyên tắc kiêng khem từ xưa đã không còn phù hợp trong hoàn cảnh này nữa. Nhiều người cho rằng, phụ nữ ở cữ phải tránh gió, cửa sổ, cửa phòng phải đóng chặt, che rèm... nhưng thực tế điều này không hề có lợi cho việc hồi phục của mẹ, thậm chí còn gây ra bí bách.
2. Chỗ mẹ ở cần được cung cấp đầy đủ ánh sáng và thoáng khí. Đây là thời gian loại bỏ sản dịch trong cơ thể của mẹ nên không cẩn thận rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, mẹ cũng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không khí trong lành mới có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu sợ gió lạnh trực tiếp hắt vào cơ thể, mẹ có thể buông rèm cửa.
3. Điều hòa rất có lợi cho mẹ và bé trong những ngày hè. Bởi nếu nhiệt độ phòng quá cao, cơ thể người rất khó tỏa nhiệt, dễ bị rôm sảy. Hơn nữa, mùa hè không có lợi có việc hồi phục sức khỏe của mẹ.
Vì vậy, các mẹ hãy để điều hòa trên 26 độ, mặc quần áo dài tay, nếu chân lạnh có thể đi tất mỏng và đắp chăn.
4. Ngoài điều hòa, các mẹ có thể bật quạt. Phụ nữ mới sinh con thường ra nhiều mồ hôi, lỗ chân lông nở ra. Tuy nhiên, không nên để quạt thổi trực tiếp vào người mà nên để quạt quay vào tường hoặc để xa cơ thể một chút, vừa giúp mẹ khỏi sinh bệnh lại giúp giảm nhiệt độ trong phòng.
5. Phụ nữ sau khi sinh ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, lượng nước thừa gây phù thũng cũng được tiết ra qua quá trình này. Do đó, thi thoảng mẹ nên ra ngoài phòng điều hòa để cơ thể toát mồ hôi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, không nên ở ngoài quá lâu để tránh gió lùa.
6. Thời gian ở cữ chuẩn cho mỗi người là 6 tuần. Nếu sinh nở thuận lợi, phần đáy chậu không bị tổn thương, tử cung bình thường, không qua phẫu thuật hoặc các vết thương đã khép lại, mẹ hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường.
Tốt nhất, mẹ nên tắm vòi hoa sen, nước ấm hoặc lau người bằng nước ấm, tuyệt đối không tắm bồn trong tháng đầu sinh con. Ngoài ra, mẹ không cần tắm hàng ngày, trung bình một tuần tắm 3-4 lần, mỗi lần 10-20 phút là vừa.
7. Không nên tắm khi đói, tránh bị hạ đường huyết. Cách tắm tốt nhất là dùng nước ấm, tắm xong lau khô người, không để dam thấm nước. Ngoài ra, lúc mới tắm xong không được bước vào phòng bật quạt, điều hòa hoặc có gió lạnh. Bên cạnh đó, tuyệt đối không dùng máy sấy tóc. Đối với phụ nữ đẻ mổ, nên tắm 1 - 2 tuần sau khi sinh.
8. Thường xuyên lau người bằng khăng lông khô hoặc khăn ấm, thay áo trong thường xuyên. Mẹ nên những món ăn dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, không ăn những thức ăn dầu mỡ.
Không ăn cá chép, trứng gà trong những ngày đầu nuôi con bằng sữa mẹ bởi những món này giúp kích thích tiết sữa mà lúc này bé chưa thể bú nhiều. Lượng sữa dư thừa sẽ gây ra viêm tuyến sữa.
9. Mẹ bắt đầu ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng như trứng gà, thịt gà, cá tươi, xương sườn sau khi trẻ có thể bú nhiều sữa. Mẹ nên cắt tóc ngắn trước khi sinh để tránh nóng bức. Không dùng lược sắc nhọn chải đầu, tránh tổn thương da đầu. Không dùng móng tay chải đầu hoặc gãi đầu.
10. Không nên học theo những cách ở cữ "truyền thống" như không tắm, không rửa tay... mà cần chú ý vệ sinh cá nhân, lau người tắm rửa thường xuyên để tuyến mồ hôi hoạt động đều, giúp mẹ không bị khó chịu.
Bạch Ngân - Theo iXiumei
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
3 cung Hoàng đạo này bước vào tuần mới gặp may mắn tới tấp, làm gì cũng suôn sẻ thuận lợi