Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Thiên Khuê 2021-04-06 11:35
- Lở loét khoang miệng không những gây đau đớn trong ăn uống mà còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm. Ăn gì để cải thiện?

Lở loét khoang miệng nên ưu tiên ăn gì để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

Thực phẩm giàu protein có lợi

Một trong những nguyên nhân có thể gây lở loét khoang miệng chính là thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, để giúp quá trình điều trị tích cực cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát thì trước tiên bạn cần chú ý chế độ ăn uống hằng ngày.

Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu protein có lợi để giảm bớt vết loét, không cho lan rộng và vết thương cũng mau hồi phục hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein có thể dễ dàng tìm thấy như trứng, sữa bò, thịt bò, hải sản v.v… Tuy nhiên, bất kể dưỡng chất nào cũng cần kết hợp đa dạng mới phát huy tác dụng, tránh cơ thể lại mất cân bằng dinh dưỡng.

Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Thực phẩm chứa vitamin B

Một số người khi bị lở loét khoang miệng có thể một thời gian sẽ tự khỏi, nhưng một số khác sẽ chậm hơn hoặc khỏi rồi lại dễ tái phát trở lại. Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến việc thiếu vitamin trong cơ thể, đặc biệt là vitamin B2 và Niacin (còn gọi là vitamin B3).

Để khắc phục tình trạng loét miệng, bạn nên bổ sung thực phẩm cung cấp các loại vitamin này như rau xanh, gan heo, trái cây (kiwi, cam v.v…). Đồng thời thay đổi thói quen vo gạo quá kỹ để tránh làm thất thoát nhiều thành phần vitamin trong hạt gạo.

Chè đậu xanh

Ăn uống bất hợp lý gây nội nhiệt trong cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra lở loét khoang miệng. Bạn có thể chế biến món chè đậu xanh để hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, diệt khuẩn, giúp vết loét nhanh hồi phục hơn. Chú ý chè nên nấu cho hạt đậu thật mềm để không gây kích thích niêm mạc miệng khi nhai.

Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Quả lựu

Theo đông y, lựu có tính ấm vị ngọt, hơi chua và chát, có tác dụng cầm tiêu chảy, sát trùng. Khi bị lở loét khoang miệng, bạn có thể ăn lựu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như giúp vết loét nhanh chóng lành lặn, không bị lan rộng. Lựu ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món nước ép đều được.

Lở loét khoang miệng nên hạn chế ăn những thực phẩm nào?

Chứng lở loét khoang miệng không nên ăn thức ăn có tính kích thích mạnh như giấm, các món cay nóng. Đa số ăn loại thực phẩm này không những làm miệng đau đớn hơn mà còn khiến vết loét có nguy cơ lan rộng, khó lành.

Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Một số loại hạt vỏ cứng cũng nên hạn chế ăn vì có thể gây đau khi nhai, đồng thời tăng thêm gánh nặng cho cả hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm ngọt như kẹo, socola và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá cũng nên kiêng cử khi đang loét miệng.

Một số lưu ý khi bị lở loét khoang miệng

Cẩn thận khi đánh răng là điều kiện cần thiết để điều trị hiệu quả lở loét khoang miệng. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng khi chải răng và luôn khò họng sau khi ăn uống để giữ khoang miệng sạch sẽ.

Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Ưu tiên thức ăn dạng loãng, bán loãng hoặc nấu mềm, nhai kỹ, nuốt chậm để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu sau một thời gian cải thiện mà vết loét không giảm, thậm chí còn có biểu hiện nặng hơn thì nên đến bệnh viện để xét nghiệm, kiểm tra.

Thiên Khuê (Theo Familydoctor)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


t''

Đọc nhiều nhất