Trẻ luôn nói 3 câu này, cha mẹ nên chú ý vì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm

Trẻ luôn nói 3 câu này, cha mẹ nên chú ý vì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm

2021-04-21 15:00
- Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ hiện nay có xu hướng tăng, nếu cha mẹ không chú ý, có thể vô tình đẩy con mình vào con đường nguy hiểm.

Nếu đứng ở góc độ cha mẹ, con cái ngày nay không phải lo lắng nhiều về vấn đề cơm ăn áo mặc, cuộc sống sung sướng hơn so với ngày trước nhiều. Thế nhưng trên thực tế, có một số vấn đề khác liên quan tới tâm lý cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Áp lực trong việc học, trong cuộc sống khiến không ít phụ huynh có những yêu cầu khắt khe với con mình. Họ luôn muốn con cái phải học giỏi, lúc nào cũng quản lý chặt chẽ…

Những yêu cầu tiêu chuẩn cao của cha mẹ đối với con cái của họ đôi khi có thể khiến trẻ ngột ngạt. Vì vậy, nhiều trẻ không thể chịu được áp lực cao, bắt đầu có những vấn đề xảy ra trong tâm lý và thể chất.

Trẻ luôn nói 3 câu này, cha mẹ nên chú ý vì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm

Khi trẻ bị trầm cảm, chúng không còn hứng thú với việc học. (Ảnh minh họa)

Con gái nhà cô Trần năm nay 8 tuổi. Khi mới vào tiểu học, học lực của cô bé rất tốt, luôn đứng trong top của lớp. Lúc đó, cô Trần cảm thấy rất tự hào về con gái mình. Cô bé cũng rất ý thức trong việc học, không cần cha mẹ phải quản lý nhiều. Tuy nhiên, sau khi lên lớp 2, cô Trần nhận thấy thành tích của con gái mình dần dần sa sút. Ban đầu, cô bỏ qua vài lần ban đầu, nhưng điểm số của cô bé đột ngột từ đầu bảng rơi xuống cuối bảng.

Quá lo lắng cho con gái, cô Trần bắt đầu quan tâm hơn tới việc học. Mỗi ngày, cô sắp xếp thời gian của con gái rất chi tiết, không cho cô bé làm bất cứ việc gì khác ngoài việc học. Cô Trần bắt đầu chê bai con gái mình nhiều hơn: “Sao mẹ thấy con ngốc thế cơ chứ, chẳng làm được việc gì ra hồn cả. Nếu không có mẹ, chẳng biết con có thể làm nên trò trống gì”.

Mỗi lần nói câu nói này, cô Trần chẳng bao giờ để ý tới thái độ của con gái. Cô cho rằng, đó chỉ là những lời mình nói trong lúc tức giận nên không quá quan tâm.

Có một lần, cô Trần và con gái cãi nhau về chuyện học hành. Hôm sau, cô phát hiện cô bé uống thuốc ngủ, may mắn được cấp cứu kịp thời nên tính mạng đã qua cơn nguy kịch. Sự việc này khiến cô Trần bị chấn động tâm lý nặng, cô không ngờ con gái mình lại dám làm điều dại dột như thế.

Trên thực tế, cha mẹ cần phải lưu tâm tới con mình hơn. Một số trẻ bộc lộ thái độ bất ổn của mình thông qua việc tiếp xúc với cha mẹ mỗi ngày, nhưng nếu cha mẹ không nắm bắt kịp thời rất có thể dẫn đến bi kịch. Khi trẻ luôn nói những câu sau, cha mẹ nên chú ý, rất có thể trẻ đang có vấn đề về tâm lý.

1. “Mọi thứ sẽ ổn nếu không có con ở đây”

Khi tương tác với con, nếu cha mẹ nhận thấy con luôn nói: “Mọi thứ sẽ ổn nếu không có con ở đây”, “Không có con cũng được”, “Không có con chắc mọi người sống vui vẻ hơn”, cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Chắc chắn rằng, khi trẻ nói điều này phải có lý do nào đó, phần lớn là do tâm lý trẻ đã đến mức giới hạn không chịu nổi, cảm thấy quá chán nản chỉ muốn buông bỏ mọi thứ. Lúc này. Cha mẹ nếu không giúp trẻ điều chỉnh tâm lý kịp thời, trẻ rất dễ thực hiện một số hành vi quá khích, không tự chủ.

2. "Con không thể làm tốt bất cứ điều gì"

Khi tương tác với trẻ, trẻ luôn nói: “Con không làm được gì tốt cả”, cha mẹ phải nhận thức được ẩn ý đằng sau câu nói của trẻ. Trên thực tế, tâm trạng của trẻ lúc này đặc biệt chán nản, tâm trạng. Nếu lúc này cha mẹ không nhận ra điều gì bất thường, tiếp tục chỉ trích, chắc chắn trẻ sẽ rất suy sụp.

Trẻ luôn nói 3 câu này, cha mẹ nên chú ý vì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm

3. "Sống thật vô nghĩa"

Khi cha mẹ tiếp xúc với con cái, chúng luôn nói “Con chán đời quá”, “Sống thật vô nghĩa”, cha mẹ không nên phản đối hay cười nhạo khi nghe câu này. Điều này chỉ làm cho đứa trẻ cảm thấy tồi tệ hơn.

Khi trẻ nói rằng, cuộc sống quá vô nghĩa, nghĩa là chúng cảm thấy chán nản mọi thứ, chỉ muốn buông xuôi từ bỏ tất cả. Nếu cha mẹ không yêu thương và coi trọng trẻ, chúng dễ bước vào con đường một đi không trở lại.

Vì vậy, đôi khi những thay đổi cảm xúc trong lòng trẻ đã được phản ánh qua ngôn ngữ, nhưng một số cha mẹ không quan tâm quá, cuối cùng không nắm bắt được điểm mấu chốt, dẫn đến những tình huống bi thương xảy ra.

Cha mẹ nên làm gì khi nhận thấy cảm xúc của con mình có vấn đề?

- Đưa bọn trẻ làm điều gì đó vui vẻ

Khi thấy con có vấn đề về tâm lý, cha mẹ không nên đổ thêm dầu vào lửa cho con. Cha mẹ có thể đưa con mình đến những nơi vui vẻ, để trẻ quên đi nỗi buồn và lo lắng. Khi trẻ tự điều chỉnh được tâm trạng của mình, trạng thái yêu đời của chúng sẽ trở lại. Tâm trạng của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến con cái.

- Giảm căng thẳng cho trẻ

Khi phát hiện con mình không ổn định về mặt cảm xúc, cha mẹ nên tự ngẫm xem mình có gây áp lực quá lớn cho con trong thời gian gần đây không, nếu có liên quan đến việc này thì cha mẹ phải điều chỉnh kịp thời để giảm áp lực và cho trẻ thấy một số hy vọng.

- Chăm sóc, quan tâm trẻ nhiều hơn

Cha mẹ nên quan tâm vào con cái nhiều hơn, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Chỉ khi có cảm giác được yêu thương, trái tim của trẻ mới dần thay đổi, cách tốt nhất là cha mẹ nên thường xuyên tâm sự và trò chuyện. Đừng lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào những điều yếu của trẻ rồi chán ghét, bực bội.

Theo Báo GT

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 cung hoàng đạo mang vẻ ngoài duyên dáng, tâm hồn cao thượng, nhiều người ngưỡng mộ

Đọc nhiều nhất