Sai lầm triệu cha mẹ mắc phải khi con bị ho

Sai lầm triệu cha mẹ mắc phải khi con bị ho

2021-01-02 10:00
- Hầu hết cha mẹ đều muốn ngừng cơn ho của trẻ ngay lập tức, nhưng lại không nhận thức được điều trị tốt nhất cho trẻ là để trẻ ho, hoặc điều trị nguyên nhân gây ho…

Bs Phí Xuân Thi, bác sỹ CK1 Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, khi trẻ bị ho, cha mẹ thường lo lắng: “Hầu hết cha mẹ đều muốn ngừng cơn ho của trẻ ngay lập tức, nhưng lại không nhận thức được điều trị tốt nhất cho trẻ là để trẻ ho, hoặc điều trị nguyên nhân gây ho, chứ không phải chính cơn ho”. 

Theo đó, không ít bà mẹ thường thấy con ho việc đầu tiên là mua siro ho cho con uống. Tuy nhiên, theo BS Xuân Thi: “Hầu hết các thuốc giảm ho không kê đơn thường không hiệu quả ở trẻ em, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi”. 

“Một ủy ban tư vấn của FDA đã khuyến cáo rằng: trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng bất kỳ loại thuốc ho hoặc cảm lạnh nào vì chúng không hiệu quả và có thể có tác dụng xấu. Cho đến nay, FDA chỉ khuyến cáo rẳng trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng bất cứ loại thuốc ho hoặc cảm lạnh nào. 

Với thuốc giảm ho theo đơn, chúng thực sự có thể nguy hiểm hơn nhiều đối với trẻ nhỏ. Nếu một đứa trẻ ho thường xuyên và dữ dội đến mức không thể ngủ được, thì nhiều khả năng đây là một đợt cảm lạnh, và nguyên nhân cơ bản cần được điều trị. Ức chế cơn ho bằng thuốc ho theo toa có thể khiến mọi thứ trở nên xấu hơn”, BS Xuân Thi nhấn mạnh. 

Theo đó, những loại thuốc này cũng nguy hiểm cho trẻ em vì chúng có thể chứa chất gây nghiện. Hydrocodone hoặc codeine là một chất gây nghiện, có thể làm chậm nhịp thở của trẻ em. Nếu uống quá liều hoặc có các biến chứng khác, nó có thể dẫn tới ngừng thở ở trẻ em. “Đây là một loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ, và theo quan điểm của FDA là không bao giờ được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi khi bị ho vì những nguy cơ này. Họ đã nhận được báo cáo về trẻ em dưới 6 tuổi tử vong vì sử dụng thuốc ho này”, BS Xuân Thi cảnh báo. 

Chuyên gia chỉ ra sai lầm triệu cha mẹ mắc phải khi con bị ho. (Ảnh minh họa)  

Do đó, theo vị bác sĩ chuyên khoa nhi, nếu trẻ thỉnh thoảng ho, không ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ của trẻ thì cách tốt nhất là nên để trẻ ho. Bởi vì ho là cách bảo vệ đường thở, tống xuất những thứ không cần thiết như dị vật, đờm dãi ra ngoài. 

Lúc này, bố mẹ có thể áp dụng một số “mẹo” nhỏ giúp giảm ho ở trẻ. Đó là dùng máy phun hơi sương tạo đổ ẩm trong cửa ngủ vào ban đêm của trẻ. Nhỏ nước muối sinh lý, và hút hoặc khuyến khích trẻ xì mũi thường xuyên sẽ giúp trẻ giảm nghẹt mũi và có thể giảm thiểu ho vì nó làm giảm nước mũi chảy xuống kích thích đường thở. 

Nếu trẻ bị hen suyễn, bạn nên tuân thủ kế hoạch quản lý hen suyễn mà bác sĩ đang điều trị cho con. Nếu không chắc chắn, hoặc không có kế hoạch cụ thể, hãy gọi điện thoại trao đổi với bác sĩ ngay lập tức. 

Nếu trẻ bị ho “ông ổng”, có thể cho trẻ vào phòng tắm đóng cửa, bật nước nóng và để phòng có hơi nước. Ở trong phòng có hơi nước khoảng 20 phút, cơn ho sẽ giảm dần (phải có người lớn ở trong phòng tắm cùng trẻ, tránh các nguy cơ gây bỏng). Nếu trẻ không đỡ, hay gọi ngay cho bác sĩ. 

“Các loại nước mát (như nước lọc, hoặc nước trái cây) có thể làm dịu cổ họng của trẻ. Tuy nhiên nên tránh đồ uống có ga, và nước trái cây họ cam quýt vì chúng có thể gây kích ứng vùng cổ họng. Không cho trẻ uống thuốc ho, hoặc thuốc cảm lạnh mà không có thăm khám và hướng dẫn trước đó của bác sĩ”, BS Xuân Thi nhấn mạnh. 

Các chuyên gia nhận định, ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên phải tôn trọng. Trong trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt, không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì không cần dùng thuốc mà có thể áp dụng một số mẹo trên. 

Nhưng một số trường hợp, Bs Phí Xuân Thi cho rằng cha mẹ nên lưu tâm và đưa con đi khám để được xử trí phù hợp. Đó là khi trẻ ho kèm khó thở, hoặc khó thở hơn khi bú, hoặc khi gắng sức. Trẻ thở nhanh hơn bình thường. Trẻ tím tái (xanh tím hoặc tái ở mặt- môi- miệng). Trẻ ho kèm sốt cao trên 38.5 độ hoặc bất cứ nhiệt độ nào sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. 

Đối với trẻ dưới 3 tháng mà bị ho hơn vài giờ thì bố mẹ cũng không nên chủ quan. Đặc biệt với nhóm trẻ này, phát ra tiếng “khùng khục” khi thở sau khi ho hoặc trẻ bỏ bú, không thể bú thậm chí ho ra máu, thở rít khi hít vào, khò khè khi thở ra…bố mẹ cần đưa trẻ đến viện sớm. 

Ngoài ra trẻ ho liên tục, không ngủ được do ho hoặc trẻ mệt mỏi, khó chịu khi bị ho thì người chăm sóc cũng không nên chủ quan. 

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Cha mẹ cần giữ cho trẻ không bị nhiễm lạnh bằng cách giữ ấm cơ thể trẻ nhất là vùng cổ, ngực. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh môi trường khô và lạnh, tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật... không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng. 

Nên xông hơi nóng cho đường mũi họng bằng tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Việc hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm hệ miễn dịch. 

Ngoài ra, trẻ bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ các chuyên gia đông y cho rằng có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống giúp trị ho, viêm họng. Cách khác là có thể dùng quất và mật ong hấp lên để ngậm giúp trị ho mà không cần dùng thuốc.  

Theo infonet

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Phụ nữ thuộc 3 mệnh này là người hiền lương, số mệnh có nhiều cát khí, lấy được người chồng tốt, tương lai con cái đầy hứa hẹn

Đọc nhiều nhất