Nhật ký 'vượt cạn' khó quên giữa mùa Covid của bà bầu 9X gốc Việt ở Mỹ

Nhật ký 'vượt cạn' khó quên giữa mùa Covid của bà bầu 9X gốc Việt ở Mỹ

Lê Huyền 2021-01-24 11:05
- Nếu như có những sản phụ đau đớn vật vã, dữ dội đến vài tiếng hoặc vài ngày thì hành trình sinh con của chị Rachel Trần (sinh năm 1994, sống tại McKinney, Texas, Mỹ) lại nhẹ nhàng đến ngỡ ngàng.

Tròn 1 tháng sau sinh, chị Rachel Trần cho biết chị muốn chia sẻ về hành trình sinh đẻ của mình trong mùa dịch Covid. Chị hy vọng điều này sẽ giúp cho các mẹ sắp sinh đỡ bỡ ngỡ hơn. 

Thời điểm được 37 tuần 5 ngày, bà mẹ trẻ thấy bụng nặng hơn bình thường. Chị cảm giác mỗi bước đi em bé có thể rơi ra được. Nhưng chị vẫn không nghĩ mình sắp sinh nên vẫn đưa đón con đi học và sinh hoạt bình thường.

Nhật ký  vượt cạn mùa Covid ở nước ngoài nhẹ nhàng của 9X với 10 lần lấy ven sưng tím tay, rặn đẻ chỉ vài hơi con chào đời

“Khoảng 7h tối, mình thấy bụng đau lâm râm, sau đó đau đến mức không chịu được. Mình nghĩ chỉ là cơn gò giả, nên không đến bệnh viện mà vẫn ung dung nấu ăn.  30 phút sau, cơn đau dữ dội hơn, mỗi cơn cách nhau khoảng 5 phút. Lúc này, mình mới bắt đầu nghĩ đây chính là cơn đau đẻ.

Mình gọi cho bác sĩ rồi hai vợ chồng lật đật soạn đồ đạc vào bệnh viện nhanh chóng. Thông thường, mình sẽ được đưa vào phòng chờ sinh, kiểm tra xem cổ tử cung đã mở đủ chưa. Nhưng cơn đau dồn dập quá, mình được đưa thẳng vào phòng sinh, lúc đó cổ tử cung cũng đã mở được 7 phân.  

4 bác sĩ thay phiên nhau lấy ven cho mình nhưng không thành công. Họ cố gắng thử tầm 10 lần, khiến hai tay mình bầm tím. Theo lời bác sĩ, mình có dấu hiệu bị mất nước làm cho ven teo nhỏ rất khó lấy.

Lúc này mình đang rất đau, chỉ mong được tiêm gây tê ngoài màng cứng. Sau 10 lần lấy ven không thành công, bác sĩ đã gây mê cho mình và may mắn tìm được ven trong lần đầu tiên”, bà mẹ Việt Kiều kể lại.

 

Nhật ký  vượt cạn mùa Covid ở nước ngoài nhẹ nhàng của 9X với 10 lần lấy ven sưng tím tay, rặn đẻ chỉ vài hơi con chào đời

Trong lúc chờ bác sĩ gây tê, chị Rachel Trần đã được test Covid, với một cây bông gòn dài chọc sâu vào mũi. Tuy nhiên, theo cảm nhận của chị, điều này không gây đau đớn nên các mẹ không cần lo lắng.

Sau khi gây tê màng cứng, bà mẹ trẻ không còn thấy đau đớn nhưng vẫn cảm nhận được mỗi cơn gò. Đến 8 giờ tối, chị mở thêm 1 cm và được chỉ định chọc túi ối. Nằm đến 11h, cổ tử cung mở hoàn toàn nên chị Rachel Trần bắt đầu được hướng dẫn tập rặn đẻ.

Điều bất ngờ là chị chỉ mới rặn 3 lần, bác sĩ đã kêu ngừng lại vì em bé đang tự chui ra. Bản thân chị cũng cảm nhận được điều kỳ diệu ấy. Tuy nhiên, mặt bác sĩ có vẻ nghiêm trọng khiến chị Rachel Trần lo lắng.

“Bác sĩ nhắc tới 2 lần rằng nhịp tim của em bé đang bị tụt thấp. Lúc ấy mình chỉ biết trấn an tinh thần và làm theo hướng dẫn. Mình tiếp tục rặn lần thứ 2, được vài hơi bác sĩ kêu ngừng lại. Tiếng em bé khóc oà lên khiến mình vô cùng nhẹ nhõm và hạnh phúc. Mình cũng không ngờ lại có thể sinh con nhanh như vậy. Vào viện 5 tiếng, gia đình mình đã được bồng con trên tay”, bà mẹ 9X xúc động tâm sự.  

Nhật ký  vượt cạn mùa Covid ở nước ngoài nhẹ nhàng của 9X với 10 lần lấy ven sưng tím tay, rặn đẻ chỉ vài hơi con chào đời

Nhật ký  vượt cạn mùa Covid ở nước ngoài nhẹ nhàng của 9X với 10 lần lấy ven sưng tím tay, rặn đẻ chỉ vài hơi con chào đời

Trải qua hành trình vượt cạn, chị Rachel Trần vừa mệt vừa đói. Nhưng lúc này là 1h sáng, căng tin bệnh viện không mở cửa. May mắn, chị có mang theo mì gói và cháo ăn liền. Bà mẹ trẻ liền bổ sung thêm một ly cacao nóng nạp năng lượng cho cơ thể.

Nằm trong phòng sinh 7 tiếng, chị được chuyển sang phòng hồi sức bằng xe lăn. Ở khu vực hành lang, chị được hướng dẫn phải đeo khẩu trang, nhưng khi vào phòng sẽ không bắt buộc.

Hầu hết các mẹ đều khuyên không nên mang gì trong giỏ đồ đi sinh. Nhưng chị Rachel Trần cảm thấy hạnh phúc vì đã mang theo nhiều đồ cá nhân có ích. Chiếc chăn mền bông mềm mại, đã khiến chị dễ chịu hơn trong phòng hồi sức với nhiệt độ khá lạnh. Bên cạnh đó, chị cũng không quên mang theo sữa tắm và một bộ đồ để tắm rửa sạch sẽ trước khi bế và cho con bú.

“Sinh bé  thứ hai mình bị đau dạ con nghiêm trọng. Điều này có thể rất nhiều mẹ gặp phải. Mình khuyên rằng nếu đau quá mẹ nên xin y tá túi chườm ấm, cơn đau sẽ giảm đi rất nhiều. Nói chung, chuyến đi đẻ lần này của mình rất nhẹ nhàng, giống như đi nghĩ duỡng”, bà mẹ Việt Kiều cho hay.

Nhật ký  vượt cạn mùa Covid ở nước ngoài nhẹ nhàng của 9X với 10 lần lấy ven sưng tím tay, rặn đẻ chỉ vài hơi con chào đời

Nhật ký  vượt cạn mùa Covid ở nước ngoài nhẹ nhàng của 9X với 10 lần lấy ven sưng tím tay, rặn đẻ chỉ vài hơi con chào đời

Vì đẻ nhanh, không mất quá nhiều sức, nên sau sinh bà mẹ trẻ cũng hồi phục rất nhanh, khoẻ mạnh và đi lại được luôn. Nhờ đó, việc chăm sóc em bé cũng không quá vất vả.  

Sau 2 lần sinh nở, chị Rachel Trần cũng rút ra một số kinh nghiệm muốn chia sẻ tới các mẹ như sau:

- Nên giữ tâm lý bình tĩnh không lo lắng thái quá.

- Tập trung tinh thần và sức lực để chống đỡ cơn đau chuyển dạ. Vì lúc đó, không ai có thể giúp được chính mình.

- Áp dụng các tư thế giúp đỡ đau. Hít thở sâu, đều đặn. Mẹ cũng nên nhẩm thần chú “sẽ qua thôi” và nhờ người thân massage vùng mông, xương chậu và xương cụt.

- Đặc biệt, các mẹ cố gắng đừng rên rỉ với người nhà hay la hét. Điều đó chỉ làm mẹ thêm mất sức và không mạnh mẽ để chịu đựng cơn đau được.  

 

Lê Huyền

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Goo Hye Sun trở lại làm phim, Cung Tuấn trở thành chủ đề gây sốt tại châu Á

Đọc nhiều nhất