'Đọc vị' ngôn ngữ của trẻ sơ sinh để chăm con dễ như trở bàn tay
Tin liên quan
1. Quay lưng đi khi bé cần không gian riêng
Điều này có thể xảy ra nếu em bé ở trong một môi trường có nhiều kích thích, chẳng hạn như một căn phòng ồn ào hoặc xung quanh có nhiều người muốn chạm vào và bế bé. Bé có thể quay lưng lại, quấy khóc và bám bố mẹ.
Có thể bé muốn nói rằng con đã chán và muốn ở trong không gian yên bình.
2. Tiếp tục giao tiếp bằng mắt và thủ thỉ khi bé muốn chơi
Nếu bé tiếp tục giao tiếp bằng mắt và lặp lại những âm thanh thủ thỉ như “ooh - ooh - ooh” và “ah - ah - ah” thì có thể bé đang muốn chơi với bạn. Khi được vài tháng tuổi, bé có thể bắt đầu tiếp cận với bạn và dễ bày tỏ lời mời gọi này hơn bằng cách bập bẹ một cách hào hứng và tương tác nhiều hơn.
3. Nắm ngón tay
Đây là một phản xạ mà tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh đến 6 tháng tuổi đều có. Nắm ngón tay cùng với những hành vi khác có thể cho mẹ biết rằng cơ bắp và hệ thần kinh của bé đã phát triển tốt. Ngoài ra, mẹ có thể hiểu rằng bé đang kiểm tra kỹ năng phối hợp của mình đối với người đối diện.
4. Bình tĩnh sau khi thức dậy
Mẹ có thể ngạc nhiên khi thấy bé bình tĩnh ngay sau khi ngủ dậy. Đây được gọi là “giai đoạn cảnh báo yên tĩnh” khi bé lặng lẽ nhận thức về môi trường xung quanh. Mẹ có thể thấy bé nhìn chằm chằm vào các đồ vật và phản ứng với âm thanh và chuyển động một cách bình tĩnh.
Sau giai đoạn này, trẻ sơ sinh thường chuyển sang “giai đoạn cảnh báo tích cực”, bé sẽ phản ứng tích cực hơn với âm thanh, hình ảnh và trở nên bồn chồn.
5. Thích chơi trò ú òa
Điều này là do trẻ sơ sinh bắt đầu hiểu rằng các đồ vật vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi không thể nhìn thấy chúng. Từ 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tìm kiếm những đồ vật có thể nhìn thấy được và từ 9 tháng tuổi, bé sẽ tìm kiếm những đồ vật không ở xung quanh mình.
Ngọc Huyền – Theo brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất