Tay bỗng dưng đau, khó cử động đừng chủ quan vì có thể đã mắc căn bệnh nguy hiểm này

Tay bỗng dưng đau, khó cử động đừng chủ quan vì có thể đã mắc căn bệnh nguy hiểm này

2019-04-01 19:00
- Khi thấy dấu hiệu bất thường của vận động kém từ các ngón tay có thể mắc bệnh đứt gân duỗi mạn tính rất nguy hiểm nhiều người không biết.

Đây là một tổn thương rất hiếm gặp 

Bệnh nhân Chu Thị H. (sinh năm 1961, Gia Lâm, Hà Nội) vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang khám sau khi cảm thấy đau ở mặt sau cổ tay phải  đồng thời thấy xuất hiện 1 khối sưng phồng ở ngay vị trí đau.

Sau khi vào viện, qua thăm khám, ngón 5 (ngón út) tay phải gấp tốt nhưng chỉ duỗi được nửa chừng không duỗi được hết tầm như bên đối diện.

 Bác sĩ Trần Trung Kiên (Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Đức Giang) cho biết: “Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ mạc hãm bị viêm dày xơ cứng, cắt u nang thanh dịch gân duỗi trong lòng chứa nhiều dịch nâu đen, lấy tổ chức phần mềm làm xét nghiệm. Gân duỗi bị mài mòn trên 1 đoạn dài và đã đứt rời, bệnh nhân được cắt bỏ gân duỗi bị xơ và lấy 1 đoạn của gân tự thân dài khoảng 5cm ghép vào để phục hồi vận động của ngón 5. Đây là 1 tổn thương rất hiếm gặp và nguyên nhân chưa rõ ràng. Nếu không phẫu thuật hoặc phẫu thuật muộn quá thì ngón 5 tay phải không thể duỗi ra được nữa. Chưa kể nếu không được chẩn đoán rõ ràng sẽ dẫn đến tâm lí hoang lo lắng cho người bệnh và có khi lại đi chữa bệnh lung tung khiến cho tiền mất tật mang”

Bác sĩ Trần Trung Kiên  phân tích đa số các bệnh lý thường có những dấu hiệu gợi ý, cảnh báo. Ở trường hợp này, khi bệnh nhân đang vận động bình thường tự dưng xuất hiện vận động các ngón tay đau và chỗ đau nổi phồng lên một khối to dần như vậy thì nên đến các trung tâm Chấn thương chỉnh hình khám chứ không nên cố chịu hoặc tự điều trị tại nhà,

Cảnh giác khi thấy dấu hiệu của các ngón tai vận đông yếu đó dấu hiệu bệnh nguy hiểm không biết

Cẩn trọng khi thấy ngón tay có dấu hiệu bất thường

Theo các chuyên gia y tế  trong các hoạt động sinh hoạt, làm việc thường ngày, để hạn chế các bệnh về ngón tay chúng đặc biệt lưu ý đến các động tác, chuyển động nhẹ nhàng, tránh dồn nhiều sức về các đầu ngón tay như cố gắng xách vật nặng, bê đồ nặng, cầm nắm bằng các đầu ngón tay. Mọi người nên đeo găng tay, dùng miếng vải để lót tay trong quá trình lao động, bốc vác, xách vật nặng để tránh ảnh hưởng đến các khớp.

Với những người làm việc với máy tính, tay cần duỗi thẳng dể gõ bàn phím, tốt nhất nên học gõ đồng đều các ngón tay để giảm áp lực cho đôi tay, tránh gây mỏi tay và ảnh hưởng đến khớp tay.

Đồng thời chúng ta cần xây dựng chế độ luyện tập cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm đau, tăng cường sức khỏe và chức năng hoạt động của các cơ, khớp bàn tay, ngón tay. Mỗi ngày nên tập nắm tay để giúp tăng chuyển động của các khớp ngón tay, tăng cường chức năng vận động, nắm chặt các ngón tay lại, giữ trong vòng 30 giây, sau đó từ từ thả lỏng và mở rộng các ngón tay ra, tiếp đó thực hiện cả hai bên tay, mỗi tay 5 lần.

Khi thấy các ngón tay có những dấu hiệu bất thường nên đi khám các bệnh viện để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


"Vạch trần" 3 con giáp khó tin cậy trong tình yêu

Đọc nhiều nhất