Khổ sở vì răng khôn nhưng có nên nhổ như nhiều người đang làm?

Khổ sở vì răng khôn nhưng có nên nhổ như nhiều người đang làm?

2019-03-03 15:48
- Chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc độ tuổi từ 12 đến 25. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức. 

Theo Brightside , sở dĩ răng khôn gây đau nhức vì chúng thường mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Răng mọc sẽ có nguy cơ làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn. 

Các chuyên gia nha khoa cho biết, răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh nên  không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại, miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để. 

Ngoài ra, bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu không nên nhổ răng khôn.  

  

Răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh nên rất cẩn trọng khi nhổ.   

Chỉ nên nhổ răng khôn khi việc mọc gây ra các biến chứng đau kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận, hoặc hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm răng. Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp, trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết. 

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, việc phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi. 

 Lưu ý sau khi nhổ răng khôn: 

4 vấn đề hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu. Để khắc phục, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng và tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như: không súc miệng mạnh, khạc nhổ trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò. Thay vào đó, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng. 

Nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa. 

Theo Thúy Quỳnh/.Vnexpress

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


7 bài tập đơn giản giúp Solar (MAMAMOO) có được cơ bụng số 11 đốt mắt

Đọc nhiều nhất