Không chỉ người đau dạ dày, mắc các bệnh sau nên tránh hành muối ngày Tết

Không chỉ người đau dạ dày, mắc các bệnh sau nên tránh hành muối ngày Tết

2017-01-21 18:23
- Ngoài người bị đau dạ dày, các bệnh nhân bị gút hay tiểu đường, hay bệnh nhân bị thận cũng nên tránh ăn hành muối hoặc ăn lượng vừa phải.

Hành muối là món ăn phổ biến trong dịp Tết. Món ăn này được kết hợp cùng bánh chưng, các món thịt để tăng độ ngon, kích thích vị giác và chống ngán hiệu quả. Nhưng nếu bị các bệnh sau phải lưu ý tránh ăn hành muối.

Người bị đau dạ dày nên thận trọng

Hành muối được giữ ít nhất 2-3 ngày để lên men nên chứa các vi sinh có lợi cho tiêu hóa. Nhưng quá trình này cũng tạo ra độ chua, hương vị hấp dẫn cho hành. Tuy nhiên, vị chua này lại có tác dụng không tốt với người bị đau dạ dày, đặc biệt là người bị loét dạ dày. Axit có trong hành muối phát sinh từ độ chua càng làm cho vết viêm, loét nghiêm trọng hơn. 

Khi ăn hành muối, dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị, axit nên làm niêm mạc bên trong dạ dày bị ảnh hưởng. Do đó người bị viêm loét dạ dày nên chú ý khi ăn hoặc tốt nhất tránh ăn.

ăn hành muối

 Tránh ăn nếu không muốn bị hôi miệng

Do tính chất mùi hăng đặc trưng của hành, khi ăn vào miệng sẽ làm cho miệng có mùi. Tốt nhất, sau khi ăn, bạn nên đánh răng kỹ rồi mới giao tiếp với mọi người.

Ngoài ra, các mùi hăng của hành đi thẳng vào cơ thể. Chúng sẽ bị đào thải qua tuyến mồ hôi. Cho nên, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bốc mùi, ảnh hưởng đến sự tự tin.

Người bị bệnh thận nên đề phòng

Quá trình ngâm hành phải cho muối vào cùng hành, dấm. Lớp muối này sẽ ngấm vào bên trong lớp hành để tạo ra vị chua, mặn, ngọt kết hợp nhau. Với bệnh nhân mắc bênh thận, phải tránh ăn quá nhiều muối giúp thận không bị làm việc "quá sức".

Đặc biệt với người bị suy thận phải tuyệt đối tránh ăn hành muối. Lượng muối đưa vào cơ thể nhiều còn gây huyết áp cao, bệnh tim mạch, phù nề.

Cách ăn tốt nhất là bóc phần vỏ bên ngoài, tiếp đó lấy phần nõn trắng ngâm vào nước để giảm lượng muối.

Người bị bệnh gút

Chế độ ăn của bệnh nhân gút vô cùng quan trọng trong những ngày Tết. Do đây là thời điểm tiếp nhận các loại thức ăn giàu đạm, muối... Hành muối có nhiều tác dụng với sức khỏe, kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng độ chua của hành muối khiến axit uric bị lắng đọng nhiều hơn vào các khớp.

Theo các chuyên gia, axit có trong đồ muối, lên men làm giảm độ pH, tăng mức độ axit uric trong máu khiến bệnh gút trở nặng hơn.

Người bị tiểu đường

Cũng như những người bị gút, bệnh nhân tiểu đường cũng cần tránh xa các đồ ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo và đường, muối. 

Với bệnh nhân bị tiểu đường, thận không được tốt như người bình thường. Việc ăn hành muối chứa nhiều đường sẽ khiến thận phải "vất vả" lọc để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, không hiếm gia đình khi ướp hành hay muối hành có cho kèm đường để tạo vị mặn - ngọt. Vì vậy, khi ăn hành muối, một lượng đường đi vào cơ thể khiến đường trong máu tăng cao dễ dẫn đến biến chứng ở tim, gan, thận, phổi, mắt, bệnh mỡ máu, bệnh tim mạch.

Người tiểu đường duy trì chế độ ăn hợp lý, trong đó bổ sung nhiều rau, củ, quả để cơ thể được thanh lọc và hạn chế ăn nhiều thịt.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ly hôn, loạt sao nam này vẫn giữ mối quan hệ thân mật với vợ cũ

Đọc nhiều nhất