Sau khi tranh cãi nảy lửa với chồng chị em đừng dại làm những điều này kẻo hôn nhân không còn mặn nồng nữa

Sau khi tranh cãi nảy lửa với chồng chị em đừng dại làm những điều này kẻo hôn nhân không còn mặn nồng nữa

Ngọc Huyền 2019-03-18 06:33
- Dưới đây là những điều bạn cần tránh làm sau khi tranh cãi với chồng.

1. Đừng tỏ ra lạnh nhạt với chồng

Sau khi tranh cãi nảy lửa với chồng chị em đừng dại làm những điều này kẻo hôn nhân không còn mặn nồng nữa

Nếu bạn cần một khoảng không gian cho riêng mình sau khi tranh cãi, điều đó hoàn toàn tốt, miễn là bạn nói với chồng. Rachel A. Sussman - chuyên gia trị liệu tâm lý và hôn nhân tại thành phố New York (Mỹ) nói: “Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải sau một cuộc cãi vã là tỏ thái độ không hợp tác. Nếu bạn xua đuổi hoặc phớt lờ chồng, anh ấy có thể nghĩ rằng bạn đang trừng phạt anh ấy, điều này có thể khiến trong tương lai anh ấy không thể muốn chia sẻ với bạn cảm xúc của bản thân. Thay vào đó, bạn hãy nói: “Em không thể giảm cảm xúc nhanh như anh. Hãy cho em chút thời gian và em chắc chắn mọi thứ sẽ ổn. Nếu không, chúng ta có thể thảo luận thêm”.

2. Đừng dùng lời nói của anh ấy trong lúc tranh cãi để làm vũ khí của bạn

Michelle Golland - nhà tâm lý học lâm sàng ở Los Angeles nói: “Bất kỳ điều gì chàng nói ra trong lúc hai người đang tranh cãi bạn cũng chỉ nên giới hạn nó quanh cuộc tranh cãi đó. Vì vậy, nếu trong lúc đang tranh cãi mà anh ấy nói điều gì khiến bạn khó chịu thì bạn hãy cho anh ấy biết điều đó. Nếu những lời nói đó vẫn khiến bạn thấy bức bối vào ngày hôm sau bạn hãy tìm cách thư giãn cho bản thân thay vì tìm anh ấy để gây gổ. Tranh cãi quá thường xuyên có thể khiến bạn và chàng luôn xoay quanh một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát”.

3. Đừng chỉ nói “Em xin lỗi” nếu anh ấy vẫn còn bị tổn thương

Theo Laurie Puhn – chuyên gia hòa giải, câu nói này có nghĩa là “Em ngán đến tận cổ vì chuyện này. Hãy để em được yên. Em muốn làm điều gì đó khác”. Tốt nhất, bạn hãy nói là “Em xin lỗi vì…” và giải thích điều bạn đang nói. Phần tiếp theo của lời xin lỗi là “Sau này, em sẽ”…và giải thích rằng bạn sẽ không lặp lại sai lầm như thế nữa.

4. Đừng bào chữa cho lý do tại sao bạn tranh cãi

Sau khi tranh cãi nảy lửa với chồng chị em đừng dại làm những điều này kẻo hôn nhân không còn mặn nồng nữa

Có hàng triệu lý do mà bạn có thể viện ra để giải thích vì sao mình cãi vã: một ngày tồi tệ tại nơi làm việc, đau đầu, một đêm không được nghỉ ngơi. Một nghiên cứu của Đại học California Berkeley cho thấy các cặp vợ chồng không ngủ đủ giấc có khả năng tranh cãi. Tuy nhiên, việc đổ lỗi không công bằng cho bạn hoặc chồng. Tiến sĩ Golland nói: “Các cuộc tranh cãi thường là về vấn đề thông tin. Nếu bạn tức giận, buồn bã hay tổn thương, đó là thông tin mà chồng bạn cần biết”. Tiến sĩ Golland gợi ý lần tới khi bạn có một ngày tồi tệ tại nơi làm việc, bạn hãy gửi một tin nhắn cảnh báo cho chồng trước khi bạn về nhà. Bằng cách đó, họ biết rằng bạn có thể dễ cáu kỉnh hơn.

5. Đừng bỏ đi khi chồng muốn lật lại vấn đề

Nếu cuộc tranh cãi mới trôi qua được vài phút bạn hãy nói với chồng rằng bạn sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ bực bội của anh ấy sau khi anh ấy có thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu anh ấy muốn lật lại vấn đề sau một vài ngày, bạn đừng quay lưng lại với anh ấy. Tiến sĩ Golland nói: “Giao tiếp không lời nói không khác gì việc la hét. Nếu bạn nhận thấy mình đang “quay lưng lại” bạn hãy xin lỗi, quay trở lại, và lắng nghe anh ấy nói.

6. Đừng xúc phạm chồng

Bạn vẫn quay cuồng vì cuộc chiến? Bạn không nên lẩm bẩm những điều khó nghe với chồng. Sussman nói: “Đừng bao giờ xúc phạm ai đó. Thật khó có thể bỏ qua điều đó”. Khi đã bình tĩnh lại, bạn hãy đề nghị anh ấy nói chuyện với bạn về điều vẫn khiến bạn thấy khó chịu.

7. Đừng tập trung vào nguyên nhân “gây chiến”

Bạn nên dành năng lượng của mình để tìm ra các giải pháp cho vấn đề. Ví dụ: Giả sử chồng bạn quên mang tiền mặt đến một sự kiện chỉ dùng tiền mặt. Hai bạn đã xích mích vì chuyện đó, nhưng sau đó bạn đã đến một cây ATM và vấn đề đã được giải quyết. Bạn hãy tận hưởng sự kiện đó thay vì cứ ám ảnh mãi về lỗi lầm của chồng trong đầu. Puhn nói: “Sự khác biệt giữa một cuộc tranh cãi tiêu cực và một cuộc tranh cãi tích cực là liệu bạn có tìm ra được giải pháp hay không". Mặt khác, nếu anh ấy hay đãng trí, bạn hãy thử nói: “Em thấy gần đây anh thường quên mang theo tiền mặt. Có vấn đề gì thế?”. Đây là cách tiếp cận vấn đề ít mang tính phán xét hơn so với câu nói: “Đừng bao giờ lặp lại việc này nữa”.

8. Đừng nói “Em không có ý đó”

Sau khi tranh cãi nảy lửa với chồng chị em đừng dại làm những điều này kẻo hôn nhân không còn mặn nồng nữa

Puhn nói: “Câu nói này sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn bởi vì chồng bạn sẽ nói: “Có, em có ý đó!”. Bàn đi cãi lại về những điều bạn đã nói và không nói, có ý và không có ý, chỉ khiến bạn tập trung vào quá khứ thay vì tìm ra giải pháp cho tương lai. Còn nếu anh ấy nói “Anh không có ý đó”, bạn hãy nói: “Anh không có ý đó, nhưng đó là những gì em cảm thấy khi anh nói. Vì vậy, sau này anh đừng nói thế nữa”.

Ngọc Huyền – Theo Womansday

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp miệng cứng lòng mềm lời nói có thể khó nghe nhưng tấm lòng lại tốt

Đọc nhiều nhất